Chi phí đào tạo nhân viên có được trừ khi tính thuế tndn

Chi phí đào tạo nhân viên có được trừ khi tính thuế tndn

Chào Kế toán Việt Hưng! Tôi xin hỏi một vấn đề như sau: Công ty tôi có cử một nhân viên nam đi đào tạo ở ngước ngoài 2 năm. Dự tính chi phí ăn ở, đi lại, học phí tầm 5 tỷ. Có hợp đồng lao động, có cam kết đi học xong sẽ về làm việc cho công ty. Hỏi chi phí 5 tỷ trong 2 năm có được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN không?. Và Chi phí đào tạo nhân viên thì sẽ hạch toán ở đâu?

Xem thêm: Cách tính thuế TNDN từ chuyển nhượng vốn năm 2017

Chi phí đào tạo nhân viên có được trừ khi tính thuế tndn

Các DN thường có chính sách khuyến khích nhân viên đi học để nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn để về phục vụ cho công ty. Và câu hỏi trên là câu hỏi điển hình mỗi khi DN bỏ chi phí cho người lao động đi học. Bài viết này Kế toán Việt Hưng sẽ giải đáp những vướng mắc này:

1. Chi phí đào tạo nhân viên có tính vào chi phí hợp lý?

Căn cứ thông tư 96/2015/TT-BTC

Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC. (Đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:

Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này. Doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên. (Giá đã bao gồm thuế GTGT). Khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt…

2.30. Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế, trừ các khoản chi sau:

– Khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề nghiệp cho người lao động bao gồm:

+ Chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, thiết bị dùng để hoạt động giáo dục nghề nghiệp, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học.

+ Chi phí đào tạo của doanh nghiệp cho người lao động được tuyển dụng vào làm việc tại doanh nghiệp”

Và theo Khoản 3 Điều 3 Chương II Thông tư 45/2013/TT-BTC:

Chương II: QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Điều 3. Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định:

3. Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm, chi phí mua để có và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại, lợi thế kinh doanh không phải là tài sản cố định vô hình mà được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tối đa không quá 3 năm theo quy định của Luật thuế TNDN”

Kết luận

Căn cứ theo quy định trên học phí cho nhân viên tham gia các khóa bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động, phù hợp với công việc chuyên môn của người lao động, để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp thì được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

2. Hồ sơ được đưa vào để làm chi phí hợp lý

  • Quyết định cho nhân viên đi học
  • Bản cam kết sau khi học xong nhân viên về phải làm cho DN
  • HĐLĐ giữa DN với nhân viên được cử đi học
  • Hóa đơn thu học phí, biên lai thu học phí
  • Chứng từ thanh toán cho nhân viên đi học

3. Chi phí đào tạo có tính thuế TNCN

Thông tư 111/2013/TT-BTC tại Điều 2, Khoản 2, Điểm đ quy định thu nhập tính thuế TNCN như sau:

“đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:

đ.6) Đối với khoản chi trả hộ tiền đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động phù hợp với công việc chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động. Hoặc theo kế hoạch của đơn vị sử dụng lao động thì không tính vào thu nhập của người lao động.”

Kết luận: Căn cứ theo quy định trên nếu doanh nghiệp chi trả tiền đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động và phù hợp với công việc chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động. Hoặc theo kế hoạch của đơn vị sử dụng lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động.

4. Hạch toán chi phí đào tạo nhân viên

“Chi phí phát sinh về hội nghị, tiếp khách, chi cho lao động nữ, chi cho nghiên cứu, đào tạo, chi nộp phí tham gia hiệp hội và chi phí quản lý khác, ghi:

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu được khấu trừ thuế)
Có các TK 111, 112, 331,…”

(Theo khoản 3 điều 92 Thông tư 200/2014/TT-BTC)

“e) Chi phí phát sinh đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp gồm:

Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp mới thành lập, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm được ghi nhận là chi phí SXKD trong kỳ hoặc được phân bổ dần vào chi phí SXKD trong thời gian tối đa không quá 3 năm.”

(Theo khoản 1 điều 37 Thông tư 200/2014/TT-BTC)

– Phát sinh trong giai đoạn hoạt động của Doanh nghiệp mới thành lập thì các bạn hạch toán:

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112, 331,…

– Định kỳ hàng tháng phân bổ:

Nợ TK: 623, 627, 641, 642 …
Có TK 242 – Chi phí trả trước

Kế toán Việt Hưng xin chúc các bạn thành công!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *