Mức lương tối thiểu vùng mới nhất năm 2020

Lương tối thiểu vùng mới nhất | Kế toán Việt Hưng xin chia sẻ với các bạn về Mức lương tối thiểu vùng mới nhất năm 2020. Ngày 15/11/2019, Chính phủ ban hành Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

Lương tối thiểu vùng
Mức lương tối thiểu vùng mới nhất

> Những công việc của kế toán tiền lương phải làm
Cách tính lương và các hình thức để trả lương NLĐ
Hệ số lương cơ bản & cách tính lương cơ bản theo hệ số

1. Nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn

– Doanh nghiệp và đơn vi, chi nhánh hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định tại địa bàn đó

– Doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm ở nhiều nơi thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng ở địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất

– Những địa bàn đổi tên hoặc chia tách tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu vùng tại địa bàn trước khi thay đổi cho đến khi nào chính phủ có quy định chính thức

– Địa bàn được thành lập từ nhiều địa bàn khác nhau có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng mức lương tại địa bàn cao nhất.

Tải bảng danh mục địa bàn năm 2020 trong cả nước: Download

2. Bảng mức lương tối thiểu vùng năm 2020 và 2019

Bảng so sánh mức lương tối thiểu vùng năm 2020 so với năm 2019

Vùng

Mức lương tối thiểu vùng năm 2019 Mức lương tối thiểu vùng năm 2020 Chênh lệch tăng

Theo Nghị định 157/2018/NĐ-CP Theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP Giá trị/vnd %
Vùng I 4.180.000 đồng/tháng 4.420.000 đồng/tháng 240.000 5%
Vùng II 3.710.000 đồng/tháng 3.920.000 đồng/tháng 210.000 5.1%
Vùng III 3.250.000 đồng/tháng 3.430.000 đồng/tháng 180.000 5.3%
Vùng IV 2.920.000 đồng/tháng 3.070.000 đồng/tháng 150.000 5.5%


→Chị A thuộc vùng III (Theo phụ lục của Nghị định 90/2019/NĐ-CP)

Ví dụ: Chị A là nhân viên kinh tế làm việc tại Công ty Cổ Phần Việt Hưng, có trụ sở chính tại thành phố Hà Nội

→Mức lương tối thiểu vùng năm 2020 của Chị A sẽ từ 4.420.000 đồng/tháng trở lên.

mức lương tối thiểu vùng năm 2019

 

3. Cách áp dụng mức lương tối thiểu vùng năm 2020

Theo Điều 5 Nghị định 90/2019/NĐ-CP thì:

Mức lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương

– Theo đó: Mức lương người lao động nhận được sẽ không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất

Ví dụ: Bà A là lao động tạp vụ tại Công ty A có trụ sở tại thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.

Ta thấy:

+ Thành phố Hưng Yên thuộc vùng II, có mức lương tối thiểu vùng là 3.920.000 đồng/tháng.

+ Tạp vụ là công việc giản đơn, không đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo

→Mức lương thỏa thuận phải trả cho bà A thấp nhất phải bằng 3.920.000 đồng/tháng

– Mức lương người lao động nhận được cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề

Ví dụ: Ông B được tuyển làm nhân viên kế toán tại Công ty thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội từ ngày 01/01/2020. Như vậy

+ Cầu Giấy, Hà Nội thuộc vùng I, có mức lương tối thiểu vùng là 4.420.000 đồng/tháng.

+ Nhân viên kế toán là công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo

→Mức lương thỏa thuận phải trả cho Ông B thấp nhất phải bằng

4.420.000 + (4.420.000 x 7%) = 4.729.400 đồng

mức lương tối thiểu vùng 2019

4. Mức lương thấp nhất để tham gia BHXH từ ngày 01/01/2020

Vùng                         Mức lương thấp nhất để tham gia BHXH năm 2020
 Lao động chưa qua đào tạo(đồng/tháng)   Lao động đã qua đào tạo nghề (đồng/tháng)    
Vùng 1 4.420.000 4.420.000 + (4.420.000 x 7%) = 4.729.400
Vùng 2 3.920.000 3.920.000 + (3.920.000 x 7%) = 4.194.400
Vùng 3 3.430.000 3.430.000 + (3.430.000 x 7%) = 3.670.100
Vùng 4 3.070.000 3.070.000 + (3.070.000 x 7%) = 3.284.900

Các mức đóng BHXH bắt buộc theo quy định mới năm 2020

5. Một số việc kế toán phải làm khi mức lương tối thiểu vùng thay đổi

5.1. Kiểm tra lại hợp đồng lao động xem mức lương phải trả người lao động đã hợp với quy định của Nghị định 90/2019/NĐ-CP

  • Đối với các hợp đồng đã đáp ứng được quy định này thì không cần thay đổi
  • Đối với các hợp đồng chưa đáp ứng được quy định này thì kế toán cần làm thêm phụ lục hợp đồng lao động hoặc quyết định tăng lương cho người lao động

5.2. Kiểm tra lại thang bảng lương của năm 2019. Nếu cần điều chỉnh thì kế toán phải làm lại thang bảng lương mới năm 2020 và nộp lại thang bảng lương

5.3. Kiểm tra lại mức tiền lương tham gia đóng BHXH của người lao động tương ứng với mức lương tối thiểu vùng năm 2020. Nếu những lao động nào cần thay đổi lại mức đóng BHXH thì cần làm khai báo tăng mức đóng tham gia BHXH.

Ví dụ: Năm 2019, Chị Hương là nhân viên kinh tế tại Công ty A có trụ sở tại quận Đống Đa, Hà Nội với mức lương thạm gia đóng BHXH là 4.472.600 đồng.

Như vậy, sang năm 2020, mức lương tối thiểu tham gia đóng BHXH của Chị M tăng lên tối thiểu thấp nhất là 4.729.400 đồng.

THAM KHẢO: Các Khóa học kế toán Online tại Việt Hưng


> Các mẫu giấy xác nhận lương theo quy định năm 2020
> [Hỏi Đáp] Lương net và gross là gì – Cách tính lương net và Gross

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *