Bài tập kế toán thuế tổng hợp – Có lời giải (Phần 2) | Kế toán Việt Hưng

Bài tập kế toán thuế tổng hợp 2 – Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân (cá nhân) và pháp nhân (tổ chức) có nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế. Cùng Kế toán Việt Hưng tham khảo các dạng bài tập kế toán thuế tổng hợp có lời giải sau đây.
bài tập kế toán thuế tổng hợp có lời giải
Bài tập kế toán thuế tổng hợp – Có lời giải (Phần 2) | Kế toán Việt Hưng
> TẢI VỀ  Mẫu các bài tập kế toán thuế tổng hợp 2

1. Tính thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp

Cửa hàng Việt Hưng chuyên sản xuất A là mặt hàng chịu thuế TTĐB. Năm 20xx sản xuất được 1.500 sp với giá bán chưa có thuế GTGT là 1.200.000đ/sp. Hãy tính thuế TTĐB phải nộp của DN này. Biết rằng thuế suất thuế TTĐB là 45%.

BÀI GIẢI

Giá tính thuế TTĐB = (Giá bán chưa thuế GTGT / 1+Thuế suất Thuế TTĐB) = (1.200 / 1+0,45)] = 827,58 (1.000đ)

Thuế TTĐB phải nộp = Số lượng hàng hóa tính thuế TTĐB x Giá tính thuế TTĐB x Thuế suất thuế TTĐB = 1.500 x 827.58 x 0,45 = 558.616 (1.000đ)

Vậy thuế TTĐB mà DN phải nộp là 558.616 ( 1.000đ).

2. Tính thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp và thuế nhập khẩu phải nộp

Doanh nghiệp A có tài liệu như sau:

1. NK 1.000 lít rượu 42 độ để sản xuất ra 200.000 sản phẩm A thuộc diện chịu thuế TTDB giá tính thuế nhập khẩu là 30.000 đ/lít, thuế suất thuế NK là 65%.

2. XK 150.000 sp A theo giá FOB là 200.000 đ/sp.

3. Bán trong nước 1.000 sp A với đơn giá chưa thuế GTGT là 220.000 đ/sp.

Yêu cầu: Hãy tính thuế TTDB phải nộp và thuế NK phải nộp. Biết rằng thuế suất thuế TTDB của rượu 42 độ là 65% , Thuế XK : 2%.

BÀI GIẢI

1. Áp dụng công thức: 

Thuế NK phải nộp = Số lượng x giá TT x thuế suất = 1.000 x 30.000 x 0,65 = 19.500.000 (đồng)

Giá tính thuế TTĐB = giá tính thuế nhập khẩu + thuế nhập khẩu = 1.000 x 30.000 + 19.500.000 = 49.500.000 (đồng)

Thuế TTĐB phải nộp = Giá tính thuế TTDB x thuế suất = 49.500.000 x 0,65 = 32.175.000 (đồng)

2. Áp dụng công thức: 

Thuế XK phải nộp = Số lượng x giá TT x thuế suất =150.000 x 250.000 x 0,02 = 750.000.000 (đồng) Thuế TTĐBr = 0

Thuế TTĐB đầu vào của 150.000 sản phẩm:

(32.175.000 / 200.000 ) x 150.000  = 24.131.25

Thuế TTĐB đầu vào của 1.000 sản phẩm:

(32.175.000 / 200.000) x 1.000  = 160.875

Giá tính thuế TTĐB = Giá chưa thuế GTGT / (1 + Thuế suất) = 220.000 / (1 + 0,65) = 133.334

Thuế TTĐB đầu ra của 1.000 sản phẩm : TTĐBr = 1.000 x 133.334 x 0,65 = 86.667.100 (đồng)

Thuế TTĐB phải nộp của 1.000 sản phẩm: TTĐBp = 86.667.110 – 160.875 = 86.506.225 (đồng)

Kết luận:

+) Thuế XK phải nộp trong kỳ: XKp = 750.000.000 (đồng)

+) Thuế NK phải nộp trong kỳ: NKp = 19.500.000 (đồng)

+) Thuế TT ĐB doanh nghiệp phải nộp trong kỳ:

TTĐBp = 32.175.000 – 24.131.250 + 86.506.225 = 94.549.975 (đồng)

3. Xác định số thuế GTGT cơ sở phải nộp trong tháng 

Một tổ hợp tác sxsp A trong tháng có tình hình sau:

Tồn kho đầu tháng

Nguyên liệu Y: 1,8 tấn, giá nhập kho 1 575 000 đ/tấn

Nguyên liệu Z: 2,25 tấn, giá nhập kho 3 000 000 đ/tấn

Mua vào trong tháng :

Nguyên liệu Y: 18 tấn, giá mua chưa có thuế GTGT là 1 500 000 đ/tấn thuế GTGT là 150.000 đ/tấn

Nguyên liệu Z 5 tấn, giá mua 2 970 000 đ/tấn, giá đã có thuế GTGT

Sản xuất trong tháng :

Từ 2 nguyên liệu Y và Z, DN sản xuất spA. Định mức sx 1 sp A hết 4,5 kg nguyên liệu Y và 3 kg nguyên liệu Z. Số sp A sx là 4 400 sp

Các chi phí mua ngoài khác để sxsp A là 5 250 000 đ

Tiêu thụ trong tháng :

– Trong tháng DN đã tiêu thụ hết số sp A với giá thanh toán là 18 750 đ/sp bán toàn bộ nguyên liệu Z còn lại cho 1 cơ sở khác với giá thanh toán là 3 630 000 đ/tấn

Yêu cầu:

+ Xác định số thuế GTGT cơ sở phải nộp trong tháng liên quan đến tình hình trên

Biết rằng:

– Tổ hợp tác nộp thuế GTGT theo pp trực tiếp trên giá trị gia tăng

– Thuế suất thuế GTGT của sp A và nguyên liệu Z là 10%

+ Giả sử trong tháng đơn vị không tiêu thụ hết số sp A còn tồn kho là 1 200 sp.

Hãy xác định lại số thuế GTGT đơn vị phải nộp (bài tập kế toán thuế tổng hợp có lời giải).

BÀI GIẢI

1. Tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

Ta có số lượng NVL để sx ra 4 400 sp A trong tháng là = định mức sx 1 spA x số spA sx

+ Lượng nguyên liệu Y là : 4,5 x 4 400 = 19 800 kg = 19.8 tấn

+ Lượng nguyên liệu Z là : 3 x 4 400 = 13 200 kg = 13,2 tấn

Như vậy số NLZ đế sxsp A là từ 2,25 tấn tồn đầu tháng và 13,2-2,25=10,95 tấn mua vào trong tháng

Giá trị hàng hóa mua vào tương ứng để sx sp A là

= Giá trị của 19,8t ngliệu Y + giá trị của 13,2 t ngliệu Z + phí mua ngoài khác

= [1,8 x 1 575 000+18 x (1 500 000 + 150 000)] + (2,25 x 3 000 000 + 10,95 x 2 970 000) + 5 250 000

= 77 056 500 đ

Giá trị hàng hóa của spA bán ra là

= số lượng bán ra x giá bán

= 4 400 x 18 750 = 82 500 000 đ

Ta có thuế GTGT phải nộp là T = (giá trị hàng hóa bán ra – giá trị hàng hóa mua vào tương ứng)x thuế suất

=> Thuế GTGT phải nộp cho spA là : (82 500 000 – 77 056 500 ) x 0,1 = 544 350 đ

(*) Đối với nguyên liệu Z còn lại
Lượng nguyên liệu Z còn lại tiêu thụ là : 15 + 2,25 – 13,2 = 4,05 tấn
Giá trị hàng hóa mua vào : 4,05 x 2 970 000 = 12 028 500 đ
Giá trị hàng hóa bán ra : 4,04 x 3 630 000 = 14 701 500 đ
=> Thuế GTGT đv NLZ còn lại tiêu thụ là: (14 701 500 + 12 028 500)x 0,1= 267 300đ
Vậy thuế GTGT cơ sở phải nộp trong tháng là : 544 350 + 267 300 = 811 650 đ.
2. Giả sử trong tháng DN không tiêu thụ hết số SPA còn tồn kho là 1 200 sp
Ta có giá thành đơn vị sp A là = giá trị hàng hóa mua vào:
Số lượng spAsx = 77 056 500 : 4 400 = 17 512,84 đ
Giá trị của số SPA tiêu thụ là
= số SPA tiêu thụ x giá thành đơn vị
= (4 400 – 1 200) x 17 512,84 = 56 041 088 đ
Giá trị hàng hóa của spA bán ra là
= số lượng bán ra x giá bán
= (4 400 – 1 200)x 18 750 = 60 000 000
=> Thuế GTGT của SPA : [60 000 000- 56 041 088 ]x 0,1 = 395 891,2 đ.
(*) Đối với nguyên liệu Z còn lại tiêu thụ
Giá trị hàng hóa mua vào: 4,05 x 2 970 000 = 12 028 500 đ
Giá trị hàng hóa bán ra : 4,04 x 3 630 000 = 14 701 500 đ
=> Thuế GTGT đv NL Z còn lại là = (14 701 500 + 12 028 500)x 0,1= 267 300 đ
Vậy thuế GTGT cơ sở phải nộp trong tháng là : 395 891,2 + 267 300 = 663 191,2 đ.

4. Xác định thuế xuất nhập khẩu và thuế GTGT đầu ra phải nộp | Bài tập kế toán thuế tổng hợp có lời giải

Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu Z trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:

1. NK 180.000 sp A, giá CIF quy ra vnđ là 100.000đ/sp. Theo biên bản giám định của các cơ quan chức năng thì có 3000 sp bị hỏng hoàn toàn là do thiên tai trong quá trình vận chuyển. Số sp này công ty bán được với giá chưa thuế GTGT là 150.000đ/sp.

2. NK 5.000sp D theo giá CIF là 5USD/sp. Qua kiểm tra hải quan xác định thiếu 300 sp. Tỷ giá tính thuế là 18.000đ/USD. Trong kỳ công ty bán được 2.000sp với giá chưa thuế là 130.000đ/sp (bài tập kế toán thuế tổng hợp có lời giải).

3. XK 1.000 tấn sp C giá bán xuất tại kho là 4.500.000đ/tấn, chi phí vận chuyển từ kho đến cảng là 500.000đ/tấn.

Yêu cầu: Xác định thuế XNK và thuế GTGT đầu ra phải nộp cho công ty biết sp A: 10%, B: 15%, C: 5%. Thuế GTGT là 10%.

BÀI GIẢI

1. Nhập khẩu 180.000 sản phẩm A. Theo biên bản giám định của cơ quan chức năng thì có 3000 sản phẩm bị hỏng hoàn toàn do thiên tai trong quá trình vận chuyển:

* Tính thuế nhập khẩu cho 180.000 – 3000 = 177.000 sp.

– Thuế NK phải nộp là:

TNK = QNK * CIF * t = 177.000 * 100.000 * 10% = 1.770.000.000 (đ)

– Thuế GTGT phải nộp là:

VATp = 177.000 * 150.000 * 10% = 2.155.000.000 (đ)

2. Nhập khẩu 5.000 sản phẩm B, qua kiểm tra hải quan xác định thiếu 300 sản phẩm:

* Tính thuế NK cho 5.000 – 300 = 4.700 sp (bài tập kế toán thuế tổng hợp có lời giải)

– Thuế NK cho 4.700 sp B là: TNKB = 4.700 * 5 * 18.000 * 15% = 63.450.000 (đ)

– Số thuế GTGT phải nộp là: VATPB = 2.000 * 130.000 * 10% = 26.000.000 (đ)

3. Số thuế XK nộp cho sản phẩm C là:

TXKC = QXK * FOB * t = 1.000 * ( 4.500.000 + 500.000 ) * 5% = 250.000.000 (đ)

Vậy tổng các loại thuế phải nộp lần lượt là:

Tổng thuế xuất khẩu: TXK = 250.000.000 (đ)

Tổng thuế nhập khẩu: TNK = 2.655.000.000 + 63.450.000 = 2.718.450.000 (đ)

Tổng thuế GTGT phải nộp là : VAT = 225.000.000 + 26.000.000 = 251.000.000 (đ)

Trên đây các bài tập kế toán thuế tổng hợp có lời giải (phần 2) – Hãy tham gia ngay Khóa học kế toán Online để nâng cao nghiệp vụ tương tác cao 1 kèm 1 cùng chuyên gia Thuế siêu cấp vô dịch yêu ngay từ buổi học đầu tiên cùng Ké toán Việt Hưng!

5 1 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

11 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Thúy Ngân
Thúy Ngân

Một cty thương mại trong kỳ có tình hình như sau:  Mua vào: – Mua của nhà máy xi măng 10.000 tấn, giá mua chưa có thuế 700.000 đồng /tấn, thuế suất GTGT 10%. Chi phí vận chuyển có cả thuế 105.000.000 đồng. – Nhập khẩu một lô hàng: + Tủ lạnh: 100 cái, giá nhập khẩu 3.000.000 đồng/cái, thuế suất nhập khẩu 30%, thuế suất GTGT 10%. Chi phí vận chuyển chưa có thuế 2.000.000 đồng. + ÔTô 12 chổ ngồi: 10 chiếc, giá nhập khẩu 200.000.000 đồng/chiếc, thuế suất nhập khẩu 60%, thuế suất TTĐB 50%, thuế suất GTGT 10%. Chi phí vận chuyển có cả thuế 31.500.000 đồng.  Bán ra: – Xi măng: 9.500 tấn, giá bán đã có thuế 880.000 đồng/tấn – Tủ lạnh: 100 cái, giá bán đã có thuế 4.950.000 đồng/cái – Ôtô : 9 chiếc, giá bán chưa có thuế 600.000.000 đồng/chiếc Yêu cầu: – Tính thuế NK – Tính thuế TTĐB phải nộp – Tính thuế GTGT còn được khấu trừ ( còn phải nộp) – Tính thuế thu nhập DN phải nộp ( Thuế suất thuế TNDN 20% ) Biết rằng : Các chi phí trong kỳ gồm : – Tiền lương , BHXH, BHYT : 60.000.000 đồng – Khấu hao TSCĐ : 15.000.000 đồng. – Tiền điện, nước,điện thoại có cả thuế : 11.000.000 đồng – Các chi phí khác bằng tiền mặt liên quan đến tiêu thụ hàng hóa là 5.000.000 đồng. – Doanh nghiệp thu được tiền thanh lý nhượng bán tài sản sau khi đã trừ chi phí là 20.000.000 đồng . – Chi tiền nộp phạt về vi phạm hợp đồng là 5.000.000 đồng. – ( Đơn vị tính thuế GTGT theo… Chi tiết »