Phân biệt giữa thuê tài chính và thuê hoạt động | Kế toán Việt Hưng

Thuê tài chính và thuê hoạt động là hai hình thức phổ biến của loại hình thuê tài sản; giữa bên cho thuê và bên thuê về việc bên cho thuê chuyển quyền sử dụng tài sản cho bên thuê trong một khoảng thời gian nhất định để được nhận tiền cho thuê một lần hoặc nhiều lần. Vậy hai hình thức này có gì khác nhau? Làm thế nào để phân biệt được thuê tài chính và thuê hoạt động? Sau đây Kế toán Việt Hưng cùng các bạn tìm hiểu vấn đề này.

thue-tai-chinh-va-thue-hoat-dong
Phân biệt giữa thuê tài chính và thuê hoạt động

1. Giống nhau giữa loại hình thuê tài chính và thuê hoạt động

  • Thuê tài chính thuê hoạt động đều là thuê tài sản cố định
  • Là một khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để thuê tài sản nhằm phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh.

2. Phân biệt điểm khác nhau thuê tài chính và thuê hoạt động

Căn cứ theo Chuẩn mực kế toán số 06 về thuê tài sản (Ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ tài chính)

STTNỘI DUNG

THUÊ TÀI CHÍNH

THUÊ HOẠT ĐỘNG

1

Khái niệm

Là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro; và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê.Là thuê tài sản không phải là thuê tài chính
2

Thời gian thuê

Dài hạnNgắn hạn
3

Mức độ chuyển giao các rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản thuê

Nội dung hợp đồng thuê tài sản thể hiện việc chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích; gắn liền quyền sở hữu tài sảnNội dung của hợp đồng thuê tài sản không có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích; gắn liền T
Trường hợp thường dẫn đến hợp đồng thuê tài chính là:

– Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên thuê khi hết thời hạn thuê;

– Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản; bên thuê có quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê với mức giá ước tính thấp hơn giá trị hợp lý vào cuối thời hạn thuê.

– Thời hạn thuê tài sản chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản; cho dù không có sự chuyển giao quyền sở hữu;

– Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản; giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu chiếm phần lớn giá trị hợp lý của tài sản thuê;

– Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng; mà chỉ có bên thuê có khả năng sử dụng không cần có sự thay đổi, sữa chữa lớn nào.

 

 

Hợp đồng thuê tài sản không thỏa mãn 5 điều kiện của hợp đồng thuê tài chính

5

Hợp đồng thuê tài sản

Hợp đồng thuê tài sản cũng được coi là hợp đồng thuê tài chính; nếu hợp đồng thoả mãn ít nhất một trong ba (3) trường hợp sau:

– Nếu bên thuê huỷ hợp đồng và đền bù tổn thất phát sinh; liên quan đến việc huỷ hợp đồng cho bên cho thuê;

– Thu nhập hoặc tổn thất do sự thay đổi giá trị hợp lý của giá trị còn lại của tài sản thuê gắn với bên thuê;

– Bên thuê có khả năng tiếp tục thuê lại tài sản sau khi hết hạn hợp đồng thuê; với tiền thuê thấp hơn giá thuê thị trường.

 

Hợp đồng thuê tài sản không thỏa mãn 3 trường hợp của hợp đồng thuê tài chính
6

Ghi nhận thuê tài sản trong BCTC của bên thuê

– Bên thuê ghi nhận tài sản thuê tài chính là tài sản và nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán; với cùng một giá trị bằng với giá trị hợp lý của tài sản thuê; tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản.

Nếu giá trị hợp lý của tài sản thuê cao hơn giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê; tối thiểu cho việc thuê tài sản thì ghi theo giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu. Tỷ lệ chiết khấu để tính giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê; tối thiểu cho việc thuê tài sản là lãi suất ngầm định trong hợp đồng thuê tài sản hoặc lãi suất ghi trong hợp đồng.

Trường hợp không thể xác định được lãi suất ngầm định trong hợp đồng thuê; thì sử dụng lãi suất biên đi vay của bên thuê tài sản để tính giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu.

– Khi trình bày các khoản nợ phải trả về thuê tài chính trong báo cáo tài chính; phải phân biệt nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.

– Chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính; như chi phí đàm phán ký hợp đồng được ghi nhận vào nguyên giá tài sản đi thuê.

– Khoản thanh toán tiền thuê tài sản thuê tài chính phải được chia ra thành chi phí tài chính; và khoản phải trả nợ gốc. Chi phí tài chính phải được tính theo từng kỳ kế toán trong suốt thời hạn thuê; theo tỷ lệ lãi suất định kỳ cố định trên số dư nợ còn lại cho mỗi kỳ kế toán.

– Thuê tài chính sẽ phát sinh chi phí khấu hao tài sản và chi phí tài chính cho mỗi kỳ kế toán. Chính sách khấu hao tài sản thuê; phải nhất quán với chính sách khấu hao tài sản cùng loại thuộc sở hữu của doanh nghiệp đi thuê. Nếu không chắc chắn là bên thuê sẽ có quyền sở hữu tài sản khi hết hạn hợp đồng thuê; thì tài sản thuê sẽ được khấu hao theo thời gian ngắn hơn; giữa thời hạn thuê hoặc thời gian sử dụng hữu ích của nó.

– Khi trình bày tài sản thuê trong báo cáo tài chính phải tuân thủ các quy định của Chuẩn mực kế toán “TSCĐ hữu hình”.

 

–  Các khoản thanh toán tiền thuê hoạt động (Không bao gồm chi phí dịch vụ; bảo hiểm và bảo dưỡng); phải được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh theo phương pháp đường thẳng cho suốt thời hạn thuê tài sản; không phụ thuộc vào phương thức thanh toán; trừ khi áp dụng phương pháp tính khác hợp lý hơn.

 

7

Ghi nhận thuê tài sản trong BCTC của bên cho thuê

– Bên cho thuê phải ghi nhận giá trị tài sản cho thuê tài chính là khoản phải thu trên Bảng cân đối kế toán; bằng giá trị đầu tư thuần trong hợp đồng cho thuê tài chính.

– Đối với thuê tài chính phần lớn rủi ro và lợi ích kinh tế gắn liền với quyền sở hữu tài sản; được chuyển giao cho bên thuê; vì vậy các khoản phải thu về cho thuê tài chính phải được ghi nhận là khoản phải thu vốn gốc; và doanh thu tài chính từ khoản đầu tư và dịch vụ của bên cho thuê.

– Việc ghi nhận doanh thu tài chính phải dựa trên cơ sở lãi suất định kỳ cố định; trên tổng số dư đầu tư thuần cho thuê tài chính.

– Bên cho thuê phân bổ doanh thu tài chính trong suốt thời gian cho thuê dựa trên lãi suất thuê định kỳ cố định; trên số dư đầu tư thuần cho thuê tài chính. Các khoản thanh toán tiền thuê tài chính cho từng kỳ kế toán (Không bao gồm chi phí cung cấp dịch vụ); được trừ vào đầu tư gộp để làm giảm đi số vốn gốc; và doanh thu tài chính chưa thực hiện.

– Các chi phí trực tiếp ban đầu để tạo ra doanh thu tài chính như tiền hoa hồng và chi phí pháp lý phát sinh; khi đàm phán ký kết hợp đồng thường do bên cho thuê chi trả; và được ghi nhận ngay vào chi phí trong kỳ khi phát sinh hoặc được phân bổ dần vào chi phí theo thời hạn cho thuê tài sản; phù hợp với việc ghi nhận doanh thu.

 

– Bên cho thuê phải ghi nhận tài sản cho thuê hoạt động trên Bảng cân đối kế toán; theo cách phân loại tài sản của doanh nghiệp.

– Doanh thu cho thuê hoạt động phải được ghi nhận theo phương pháp đường thẳng trong suốt thời hạn cho thuê; không phụ thuộc vào phương thức thanh toán, trừ khi áp dụng phương pháp tính khác hợp lý hơn.

– Chi phí cho thuê hoạt động, bao gồm cả khấu hao tài sản cho thuê; được ghi nhận là chi phí trong kỳ khi phát sinh.

– Chi phí trực tiếp ban đầu để tạo ra doanh thu từ nghiệp vụ cho thuê hoạt động; được ghi nhận ngay vào chi phí trong kỳ khi phát sinh, hoặc phân bổ dần vào chi phí trong suốt thời hạn cho thuê; phù hợp với việc ghi nhận doanh thu cho thuê hoạt động.

– Khấu hao tài sản cho thuê phải dựa trên một cơ sở nhất quán với chính sách khấu hao của bên cho thuê; áp dụng đối với những tài sản tương tự; và chi phí khấu hao phải được tính theo quy định của Chuẩn mực kế toán “Tài sản cố định hữu hình”; và Chuẩn mực kế toán “Tài sản cố định vô hình”.

– Bên cho thuê là doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp thương mại; ghi nhận doanh thu từ nghiệp vụ cho thuê hoạt động theo từng thời hạn cho thuê.

Xem thêm: Phương pháp kế toán TSCĐ thuê tài chính trong đơn vị đi thuê 

XEM THÊM: Các Khoá học kế toán Online tương tác cao 1 Kèm 1

Trên đây là cách phân biệt giữa thuê tài chính và thuê hoạt động – Cùng Kế toán Việt Hưng trải nghiệm khóa học kế toán Online 1 kèm 1 kỳ diệu mang kết quả bất ngờ sau 30 ngày nhé!

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận