Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là gì? | Hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đối với các đối tượng là các tổ chức kinh tế (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) được thành lập, hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định cùng Kế toán Việt Hưng.
Giảm giá là gì? – Số tiền được trả bằng cách giảm, trả lại hoặc hoàn trả cho những gì đã được thanh toán hoặc đóng góp. Đó là một loại khuyến mại mà các nhà tiếp thị sử dụng chủ yếu như các ưu đãi hoặc bổ sung cho việc bán sản phẩm.
Giảm giá là một chiến lược tiếp thị được khá nhiều doanh nghiệp áp dụng thường xuyên nhằm tăng doanh số, mở rộng thị phần hoặc phát triển thêm khách hàng mới.
Hàng tồn kho là gì? Là những mặt hàng sản phẩm được doanh nghiệp giữ để bán ra sau cùng. Nói cách khác, hàng tồn kho là những mặt hàng dự trữ mà một công ty sản xuất ra để bán và những thành phần tạo nên sản phẩm. Do đó, hàng tồn kho chính là sự liên kết giữa việc sản xuất và bán sản phẩm đồng thời là một bộ phận của tài sản ngắn hạn, chiếm tỉ trọng lớn, có vai trò quan trọng trong việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
– Phân ra thành 3 loại:
Nguyên liệu thô: là những nguyên liệu được bán đi hoặc giữ lại để sản xuất trong tương lai, được gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường về.
Bán thành phẩm: là những sản phẩm được phép dùng cho sản xuất nhưng vẫn chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm.
Thành phẩm: là sản phẩm hoàn chỉnh hoàn thành sau quá trình sản xuất.
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: là dự phòng khi có sự suy giảm của giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn so với giá trị ghi sổ của hàng tồn kho (Theo Thông tư 48/2019/TT-BTC)
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho khi nào?
– Thời điểm trích lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là thời điểm lập báo cáo tài chính năm.
– Việc trích lập các khoản dự phòng cho mục đích lập và trình bày báo cáo tài chính của các tổ chức kinh tế thực hiện theo pháp luật về kế toán.
– Doanh nghiệp không trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản đầu tư ra nước ngoài.
– Các khoản dự phòng quy định tại Thông tư này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ báo cáo năm để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong kỳ báo cáo năm sau; đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh giá trị hàng tồn kho, các khoản đầu tư không cao hơn giá trên thị trường và giá trị của các khoản nợ phải thu không cao hơn giá trị có thể thu hồi được tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm.
=> Doanh nghiệp xem xét, quyết định việc xây dựng quy chế về quản lý vật tư, hàng hóa, quản lý danh mục đầu tư, quản lý công nợ để hạn chế các rủi ro trong kinh doanh, trong đó xác định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, từng người trong việc theo dõi, quản lý vật tư, hàng hoá, các khoản đầu tư, thu hồi công nợ
3. Đối tượng lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Đối tượng lập dự phòng bao gồm nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa, hàng mua đang đi đường, hàng gửi đi bán, hàng hóa kho bảo thuế, thành phẩm (sau đây gọi tắt là hàng tồn kho) mà giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được và đảm bảo điều kiện sau:
– Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài chính hoặc các bằng chứng hợp lý khác chứng minh giá vốn hàng tồn kho.
– Là hàng tồn kho thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm.
3. Cách tính dự phòng hàng tồn kho giảm giá
Mức trích dự phòng giảm giá hàng tồn kho
=
(Lượng hàng tồn kho thực tế tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm x Giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán) – Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho
Trong đó:
– Giá gốc hàng tồn kho được xác định theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho ban hành kèm theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).
– Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho do doanh nghiệp tự xác định là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.
4. Hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Theo Thông tư 200 & Thông tư 133:
Tài khoản 2294 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Tài khoản này phản ánh tình hình trích lập hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
a) Khi lập Báo cáo tài chính, nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này lớn hơn số đã trích lập từ các kỳ trước, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2294).
b) Khi lập Báo cáo tài chính, nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này nhỏ hơn số đã trích lập từ các kỳ trước, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:
Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2294)
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.
c) Kế toán xử lý khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đối với vật tư, hàng hóa bị hủy bỏ do hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, hư hỏng, không còn giá trị sử dụng, ghi:
Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (số được bù đắp bằng dự phòng)
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (nếu số tổn thất cao hơn số đã lập dự phòng)
Có các TK 152, 153, 155, 156.
d) Kế toán xử lý khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho trước khi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chuyển thành công ty cổ phần: Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho sau khi bù đắp tổn thất, nếu được hạch toán tăng vốn nhà nước, ghi:
Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2294)
Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu.
5. Quy định xử lý đối với hàng tồn kho đã trích lập dự phòng
a) Hàng tồn kho do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, hư hỏng, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, lỗi thời do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hết hạn sử dụng, không còn giá trị sử dụng phải được xử lý huỷ bỏ, thanh lý.
b) Thẩm quyền xử lý:
– Doanh nghiệp thành lập Hội đồng xử lý hoặc thuê tổ chức tư vấn có chức năng thẩm định giá để xác định giá trị hàng tồn kho hủy bỏ, thanh lý. Biên bản kiểm kê xác định giá trị hàng tồn kho xử lý do doanh nghiệp lập xác định rõ giá trị hàng tồn kho bị hư hỏng, nguyên nhân hư hỏng, chủng loại, số lượng, giá trị hàng tồn kho có thể thu hồi được (nếu có).
– Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc, chủ doanh nghiệp tư nhân và chủ sở hữu của các tổ chức kinh tế khác căn cứ vào Biên bản của Hội đồng xử lý hoặc đề xuất của tổ chức tư vấn có chức năng thẩm định giá, các bằng chứng liên quan đến hàng tồn kho để quyết định xử lý huỷ bỏ, thanh lý; quyết định xử lý trách nhiệm của những người liên quan đến hàng tồn kho đó và chịu trách nhiệm về quyết định của mình theo quy định của pháp luật.
c) Khoản tổn thất thực tế của từng loại hàng tồn kho không thu hồi được là chênh lệch giữa giá trị ghi trên sổ kế toán trừ đi giá trị thu hồi từ người gây ra thiệt hại đền bù, từ cơ quan bảo hiểm bồi thường và từ bán thanh lý hàng tồn kho.
– Giá trị tổn thất thực tế của hàng tồn kho không thu hồi được đã có quyết định xử lý, sau khi bù đắp bằng nguồn dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phần chênh lệch được hạch toán vào giá vốn hàng bán của doanh nghiệp.
Trên đây là Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là gì? Cách tính dự phòng hàng tồn kho và hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã trích lập dự phòng qua bài trên đây – Tham gia ngay Khóa học kế toán Online 1 Giáo viên kèm 1 Học viên tại Kế toán Việt Hưng cam kết 100% đầu ra tự làm được việc liều mạng 2H học mỗi buổi nhé!
Có 2 bình luận
tâm đã viết:
Bài số 04: Tại một DN A có tình hình về HTK như sau (DVT: 1.000đ)
Ngày 31/12/N, có số lượng hàng hóa X tồn kho là 1.000 chiếc, có giá gốc là 20.000/chiếc. Trong đó có 200 chiếc dự trữ cho một hợp đồng bán hàng không thể hủy ngang đến hạn ngày 03/02/N+1 với giá bán trong hợp đồng là 19.000/chiếc. Giá thị trường của hàng hóa tại thời điểm 31/12/N là 18.500/chiếc, ước tính để bán được 100 chiếc hàng hóa X phải chi ra 100.000.
Yêu cầu:
a. Hãy xác định mức dự phòng giảm giá HTK trích lập cho hàng hóa X tại thời điểm 31/12/N.
b. Ngày 20/1/N+1: Doanh nghiệp A bán 200 chiếc hàng hóa X thu được 18.000/chiếc, chi phí bán hàng chi ra là 1.500/chiếc. Hãy xác định mức lập dự phòng giảm giá phải bổ sung hoặc hoàn nhập tại thời điểm này.
Bài số 04: Tại một DN A có tình hình về HTK như sau (DVT: 1.000đ)
Ngày 31/12/N, có số lượng hàng hóa X tồn kho là 1.000 chiếc, có giá gốc là 20.000/chiếc. Trong đó có 200 chiếc dự trữ cho một hợp đồng bán hàng không thể hủy ngang đến hạn ngày 03/02/N+1 với giá bán trong hợp đồng là 19.000/chiếc. Giá thị trường của hàng hóa tại thời điểm 31/12/N là 18.500/chiếc, ước tính để bán được 100 chiếc hàng hóa X phải chi ra 100.000.
Yêu cầu:
a. Hãy xác định mức dự phòng giảm giá HTK trích lập cho hàng hóa X tại thời điểm 31/12/N.
b. Ngày 20/1/N+1: Doanh nghiệp A bán 200 chiếc hàng hóa X thu được 18.000/chiếc, chi phí bán hàng chi ra là 1.500/chiếc. Hãy xác định mức lập dự phòng giảm giá phải bổ sung hoặc hoàn nhập tại thời điểm này.
A . Mức dự phòng là : 2.200.000₫vt.
B. Bổ sung thêm mức dự phòng 200.000 đvt