Các mức đóng BHXH bắt buộc theo quy định mới năm 2019

Có nhiều thay đổi trong chính sách mức đóng BHXH năm 2019. Các quy định mới về mức đóng BHXH theo hướng có lợi cho người lao động. Kế toán Việt Hưng sẽ cập nhật những quy định mới về các mức đóng BHXH trong bài viết sau.

các mức đóng bhxh năm 2019

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

1. Các chế độ bảo hiểm xã hội

  • Chế độ bảo hiểm ốm đau
  • Chế độ bảo hiểm xã hội tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
  • Chế độ bảo hiểm thai sản
  • Chế độ bảo hiểm thất nghiệp
  • Chế độ hưu trí
  • Chế độ bảo hiểm y tế
  • Chế độ tử tuất

Nghị định 38/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức lương cơ sở từ ngày 01/7/2019 là 1.490.000 đồng/ tháng. Tăng 100.000 đồng so với quy định hiện hành.

2. CÁC MỨC ĐÓNG BHXH NĂM 2019

2.1. Mức tiền lương tối thiểu đóng BHXH năm 2019

  • Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc năm 2019 không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng năm 2019

VÙNG

Mức lương tối thiểu vùng năm 2019

(áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2019)

So sánh với mức lương tối thiểu vùng năm 2018

Vùng 1

4.180.000 đồng/tháng

Tăng 200.000 đồng/tháng

Vùng 2

3.710.000 đồng/tháng

Tăng 180.000 đồng/tháng

Vùng 3

3.250.000 đồng/tháng

Tăng 160.000 đồng/tháng

Vùng 4

2.920.000 đồng/tháng

Tăng 160.000 đồng/tháng

  • Người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp dạy nghề). Thì tiền lương đóng BHXH bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng. (ĐVT: đồng)

Vùng

Mức lương thấp nhất để tham gia bảo hiểm bắt buộc

Đối với lao động chưa qua học nghề

(làm công việc giản đơn nhất)

Đối với lao động đã qua học nghề

(Phải cộng thêm 7%)

Vùng 1

4.180.000

4.472.600

Vùng 2

3.710.000

3.969.700

Vùng 3

3.250.000

3.477.500

Vùng 4

2.920.000

3.124.400

Lưu ý:

Theo Công văn 3895/BHXH-TB ngày 29/12/2017 của BHXH TP Hà Nội:

  • Mức lương tối thiểu vùng không bao gồm các khoản phụ cấp lương và các khoản bổ sung

2.2. Mức lương đóng Bảo hiểm xã hội tối đa

  • Mức tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN tối đa không quá 20 lần mức lương cơ sở.
  • Mức tiền lương tháng đóng BHTN mức tối đa bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng. (Mức lương tối thiểu vùng được xác định như trên nhé).

Mức lương cơ sở cụ thể như sau:

  • Từ ngày 1/7/2017: Mức lương cơ sở là: 1.300.000 đ/ tháng
  • Từ ngày 1/7/2018: Mức lương cơ sở là: 1.390.000 đ/tháng
  • Từ ngày 1/7/2019: Mức lương cơ sở là: 1.490.000 đ/tháng.

3. Tỷ lệ đóng BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ năm 2019

Theo điều 5, điều 14, điều 18, điều 22 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định: Tỷ lệ đóng Bảo hiểm xã hội trích vào Chi phí Doanh nghiệp và Lương người lao động cụ thể như sau:

Tỷ lệ đóng

BHXH

BHYT

BHTN

KPCĐ

Tổng

Doanh nghiệp phải đóng

17,5%

3%

1%

2%

23,5%

Người lao động đóng

8%

1,5%

1%

10,5%

Tổng cộng

25,5%

4,5%

2%

2%

34%

Quỹ BHXH được quy định tỷ lệ như sau:

  • 17,5% (Trong đó: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản, 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất, 0,5% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp). – Phần trích vào Chi phí Doanh nghiệp
  • 8% (vào quỹ hưu trí và tử tuất) – Phần trích vào lương NLĐ

Như vậy

  • Hàng tháng Doanh nghiệp sẽ phải nộp BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho Cơ quan BHXH Quận, huyện với tỷ lệ: 32% Tổng mức lương tham gia BHXH.
  • Và phải đóng KPCĐ cho Liên đoàn Lao động Quận, huyện với tỷ lệ: 2% Tổng quỹ tiền lương tham gia BHXH.

Những quy định mới về các mức đóng BHXH năm 2019 co sự thay đổi mà kế toán viên, người lao động cần nắm rõ. Để đảm bảo quyền lợi của bản thân và nghĩa vụ tham gia bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *