Hệ số lương cơ bản | Hôm nay, bài viết này sẽ đề cập tới vấn đề tính lương cơ bản theo hệ số cho các bạn cùng tham khảo nhé! Lương là một yếu tố quan trọng và luôn được mọi người quan tâm, cân nhắc kỹ khi xem xét lựa chọn một công việc nào đó. Chính vì thế, những vấn đề liên quan tới lương chưa bao giờ là hết hot, chưa kể tới những thay đổi trong quy định về mức lương hay cách tính lương mà mọi người nên cập nhật cho mình để nắm rõ được quyền lợi đáng có cùng Kế toán Việt Hưng.
> Lương net và gross là gì và Cách tính lương net và Gross
> Mẫu bảng lương hàng tháng cho nhân viên trên Excel
HỆ SỐ LƯƠNG CƠ BẢN & CÁCH TÍNH LƯƠNG CƠ BẢN THEO HỆ SỐ
Kinh tế có sự chuyển biến tích cực, theo đó, Chính phủ quyết định tăng lương cơ sở 2019 nhằm thúc đẩy phát triển và đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống của người lao động. Hệ số lương cơ sở 2019 – 2020 có sự gia tăng nhất định, cụ thể, lương cơ sở 2020 tăng 5,5% so với năm 2019. Mức lương cơ sở tăng đồng nghĩa với các chế độ phúc lợi khác như tiền lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng… cũng tăng theo quy định của Chính phủ.
Theo tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV đã chính thức thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020, trong đó có việc tăng lương cơ sở năm 2020 cho biết việc điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.600.000 đồng/tháng, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định và trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tăng bằng mức tăng lương cơ sở, thời điểm thực hiện từ ngày 01/07/2019.
Sau đây chúng ta hãy cùng tham khảo cách tính lương cơ bản theo hệ số nhé.
1. Khái niệm lương cơ bản
Lương cơ bản (hay còn gọi là lương cơ sở) là khoản lương được nhân viên và chủ doanh nghiệp thỏa thuận trong buổi phỏng vấn. Lương cơ bản được sử dụng để tính toán: Mức lương trong bảng lương, mức phụ cấp, mức hoạt động phí, khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương này. Bản chất của lương cơ bản là căn cứ để thực hiện đóng các khoản bảo hiểm: BHXH, BHYT, BHYT cho người lao động. Hiện nay, mức đóng bảo hiểm cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ bản.
2. Hệ số lương cơ bản
Hệ số lương là con số thể hiện sự chênh lệch tiền lương theo ngạch, bậc lương, lương tối thiểu. Hệ số lương được dùng làm cơ sở để tính lương cơ bản của từng người theo đúng năng lực lao động.
Hệ số lương ở các cấp bậc bằng cấp khác nhau sẽ có sự chênh lệch khác nhau (hệ số lương khởi điểm cho người vừa mới tốt nghiệp):
- Hệ số lương ở trình độ Đại học: 2.34
- Hệ số lương ở trình độ Cao đẳng: 2.10
- Hệ số lương ở trình độ Trung cấp: 1.86
Đó là hệ số lương dành cho những người lao động mới ra trường và hệ số này có thể tăng lên theo từng cấp bậc công việc và tối thiểu các bậc sẽ chênh lệch nhau 5% (Theo nghị định số 204/2004/NĐ-CP hệ số lương cơ bản ở các cấp bậc có sự khác nhau)
3. Cách tính lương cơ bản
Mức lương mà chủ doanh nghiệp trả cho người lao động trong điều kiện bình thường, nhân viên làm đủ số giờ trong tháng và hoàn thành định mức lao động hay trách nhiệm công việc đã thỏa thuận phải đảm bảo:
– Lương không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng, áp dụng cho người lao động chưa qua đào tạo đơn giản.
– Lương cao hơn ít nhất 7% so với lương tối thiểu vùng, áp dụng cho người lao động đã qua đào tạo.
– Lương cơ bản 2020 của người lao động trong doanh nghiệp:
Lương cơ bản của người lao động làm việc trong doanh nghiệp chính là mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ. Căn cứ Nghị định 90/2019/NĐ-CP, mức lương cơ bản 2020 của đối tượng này như sau:
Mức lương tối thiểu vùng 2020
+ Lương cơ bản vùng 1: 4.420.000 đồng/tháng
+ Lương cơ bản vùng 2: 3.920.000 đồng/tháng
+ Lương cơ bản vùng 3: 3.430.000 đồng/tháng
+ Lương cơ bản vùng 4: 3.070.000 đồng/tháng
> TẢI MẪU THANG BẢNG LƯƠNG : DOWNLOAD
Lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức cơ quan Nhà nước
Mức lương cơ bản sẽ được tính bằng công thức lương căn bản tính theo hệ số sau:
Lương cơ bản = Lương cơ sở x hệ số lương
Trong đó, mức lương cơ sở năm 2019 có sự điều chỉnh như sau:
> TẢI BẢNG LƯƠNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC 2020: DOWNLOAD
4. Những cách trả lương thường dùng hiện nay
a/ Theo thời gian
Trường hợp 1: Tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng.
Lương tháng = [(Lương + Các khoản phụ cấp) / Số ngày đi làm theo quy định]* Số ngày làm việc thực tế. |
Trong đó:
Số ngày đi làm theo quy định = Số ngày trong tháng – Số ngày nghỉ.
Trường hợp 2: Đó là chọn một con số ngày công tiêu chuẩn cố định để chia (Thường là 26 ngày)
Lương tháng = [(Lương + Các khoản phụ cấp)]/ 26]* Số ngày làm việc thực tế. |
b/ Theo sản phẩm
Tiền lương SP = Đơn giá SP * Số lượng SP hoàn thành. |
c/ Theo lương khoán
Dựa trên khối lượng, số lượng và chất lượng công việc hoàn thành. Hình thức trả lương này có thể theo thời gian, hay đơn vị sản phẩm, doanh thu…
Lương khoán = Mức lương khoán * Tỷ lệ hoàn thành công việc. |
Trên đây là những lưu ý quan trọng về cách tính lương cơ bản theo hệ số cùng những thay đổi về mức lương cơ bản năm 2020 mà chúng tôi tìm hiểu được. Hy vọng rằng đây sẽ là một nguồn tham khảo hữu ích cho các bạn. Nếu bạn có quan tâm tới việc học kế toán trên chứng từ thực tế, hãy truy cập Kế toán Việt Hưng để chọn lựa cho mình những khóa học phù hợp nhất nhé.