Hạch toán kế toán nhà hàng – khách sạn theo phương pháp kê khai thường xuyên

Hạch toán kế toán nhà hàng – khách sạn theo phương pháp thường xuyên thường được áp dụng ở các doanh nghiệp có giá trị nguyên vật liệu lớn. Nếu bạn sắp bắt đầu công việc trong lĩnh vực nhà hàng – khách sạn, hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé. Kế toán Việt Hưng sẽ hướng dẫn bạn cách hạch toán nhà hàng theo phương pháp kê khai thường xuyên.

kế toán nhà hàng
Resort Conrad Rangali Island – tại Maldives

 

Phương pháp kê khai thường xuyên:

  • Theo dõi thường xuyên, lên tục, có hệ thống;
  • Phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn của hàng tồn kho;

Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ = Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ + Trị giá hàng tồn kho nhập trong kỳ – Trị giá hàng tồn kho xuất trong kỳ

Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi thường xuyên, liên tục sự biến động nhập, xuất, tồn vật liệu trên sổ kế toán.

  • Sử dụng phương pháp này có thể tính được trị giá vật tư nhập, xuất, tồn tại bất kỳ thời điểm nào trên sổ tổng hợp.
  • Trong phương pháp này, tài khoản nguyên vật liệu được phản ánh theo đúng nội dung tài khoản tài sản.
  • Phương pháp này thường được áp dụng ở các doanh nghiệp có giá trị nguyên vật liệu lớn.

HẠCH TOÁN KẾ TOÁN NHÀ HÀNG – KS THEO PP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN 

XEM THÊM

Khóa học thực hành kế toán nhà hàng khách sạn

Khóa học thực hành kế toán tổng hợp trong khách sạn

Kế toán nhà hàng khách sạn cần phải làm gì

Tập hợp chi phí 621 (kế toán nhà hàng – KS)

  • Căn cứ vào hóa đơn mua vào. Kế toán thực hiện công việc tính toán 152, 156 và hạch toán:

Nợ 152, 156

Nợ 133

Có 331,111,112,…

  • Căn cứ vào định mức và mỗi lần xuất hóa đơn về số lượng bán ra của doanh thu bán hàng, hạch toán chi phí NVL trực tiếp:

Nợ 621

Có 152,111,112,…

  • Cuối kỳ kết chuyển vào 154:

Nợ TK 154

Nợ TK 632 (phần chi phí NVL trên mức bình thường)

Có TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp.

Lưu ý:

  • Nếu các khoản chi không có chứng từ, Kế toán lập các bảng kê hàng hóa không có hóa đơn theo mẫu có sẵn của Bộ Tài chính.
  • Đồng thời phải chứng minh được các khoản chi này là có thật để đưa vào mục chi phí.

Tập hợp chi phí 622 (kế toán nhà hàng – KS)

  • Chi phí nhân công cho đầu bếp, phụ bếp:

Nợ 622

Có 334

kế toán nhà hàng
Maldivler Male-denizalti-restoran2
  • Kết chuyển chi phí 622 theo mỗi lần tập hợp giá thành dịch vụ cho khách hàng, ghi:

Nợ TK 154

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (chi phí trên mức bình thường)

Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

Tập hợp chi phí 627 (kế toán nhà hàng – KS)

  • Chi phí thuê mặt bằng, chi phí khấu hao CCDC (chén, bát, ly, tách, bàn, ghế,…) và các chi phí khác tập hợp vào 627:

Nợ 627

Nợ 133 (nếu có)

Có 331,111,112,…

  • Cuối kỳ ghi:

Nợ TK 154

Nợ TK 632 phần chi phí sản xuất chung không phân bổ (chi phí trên mức bình thường không tính vào giá thành dịch vụ)

Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung

Hạch toán 154 (kế toán nhà hàng – KS)

  • Tập hợp giá thành ghi:

Nợ 154

Có 621, 622, 627

  • Nếu xuất hóa đơn, bàn giao dịch vụ cho Bên mua ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 154

  • Khi sử dụng dịch vụ tiêu dùng (nội bộ) ghi:

Nợ TK 641, 642

Có TK 154

Khác biệt chủ yếu của kế toán nhà hàng khách sạn so với các loại hình doanh nghiệp khác là ở nghiệp vụ tập hợp giá thành dịch vụ cụ thể là tập hợp giá thành món ăn và giá thành dịch vụ phòng. Kế toán viên vận dụng phương pháp hạch toán mà DN vận dụng để hạch toán chính xác. 
0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận