Hạch toán kế toán nhà hàng – khách sạn theo phương pháp kiểm kê định kỳ

Kế toán nhà hàng – khách sạn được hạch toán theo 2 cách phổ biến là phương pháp kiểm kê định kỳ và phương pháp kiểm kê thường xuyên. Việc lựa chọn phương pháp kế toán tồn kho áp dụng tại doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất, số lượng, chủng loại vật tư, hàng hoá. Và yêu cầu quản lý để có sự vận dụng thích hợp và phải được thực hiện nhất quán trong niên độ kế toán. Trong bài viết này, kế toán Việt Hưng hướng dẫn bạn đọc cách hạch toán kế toán nhà hàng – khách sạn theo phương pháp kiểm kê định kỳ.

kế toán nhà hàng

Khi kế toán vận dụng hạch toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ thì:

  • Không theo dõi, phản ánh thường xuyên, liên tục;
  • Chỉ phản ánh hàng tồn đầu kỳ và cuối kỳ, không phản ánh hàng xuất trong kỳ.

Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế. Để phản ánh giá trị hàng tồn kho cuối kỳ trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó tính ra trị giá vật tư, hàng hoá đã xuất.

Trị giá vật tư xuất kho = Trị giá vật tư tồn đầu kỳ + Tổng giá vật tư mua vào trong kỳ – Trị giá vật tư tồn cuối kỳ

Hạch toán kế toán nhà hàng – khách sạn theo phương pháp kiểm kê định kỳ

XEM THÊM

Khóa học thực hành kế toán nhà hàng khách sạn

Khóa học thực hành kế toán tổng hợp trong khách sạn

Hạch toán kế toán nhà hàng – khách sạn theo phương pháp kê khai thường xuyên

Hạch toán 611

  • Kết chuyển trị giá NVL, CCDC tồn kho vào đầu kỳ kế toán (theo kết quả kiểm kê cuối kỳ trước). Ghi:

Nợ TK 611 – Mua hàng (6111 – Mua NVL)

Có TK 152 – NVL

Có TK 153 – CCDC

  • Khi mua NVL, CCDC, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Thì giá gốc NVL, CCDC mua vào được phản ánh vào TK 611 không có thuế GTGT. Ghi:

Nợ TK 611 – Mua hàng (giá mua chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 331 – Phải trả cho người bán (3311).

  • Trị giá thực tế NVL, CCDC xuất sử dụng cho sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Ghi:

Nợ các TK 621, 623, 627, 641, 642, 241,…

Có TK 611 – Mua hàng (6111)

Căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế. Kế toán phải xác định trị giá thực tế NVL tồn kho vào cuối kỳ kế toán và trị giá thực tế NVL, CCDC xuất vào sử dụng hoặc xuất bán.

  • Kết chuyển trị giá thực tế NVL, CCDC tồn kho cuối kỳ (theo kết quả kiểm kê), ghi:

Nợ TK 152 – NVL

Nợ TK 153 – CCDC

Có TK 611 – Mua hàng (6111)

kế toán nhà hàng
Khách sạn Mal

Hạch toán 631

  • Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh, chi phí dịch vụ dở dang đầu kỳ kế toán vào bên Nợ TK 631 “Giá thành sản xuất”. Ghi:

Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

  • Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp vào TK giá thành sản xuất vào cuối kỳ kế toán, ghi:

Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất

Nợ TK 632 – phần vượt trên mức bình thường

Có TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp

  • Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản giá thành sản xuất vào cuối kỳ kế toán. Ghi:

Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất

Nợ TK 632 – phần vượt trên mức bình thường

Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp.

  • Tính toán phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung vào tài khoản giá thành sản xuất theo từng loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ,…vào cuối kỳ kế toán. Ghi:

Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (chi phí sản xuất chung cố định không được phân bổ)

Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung

  • Tiến hành kiểm kê và xác định giá trị sản phẩm, dịch vụ dở dang cuối kỳ kế toán, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có TK 631 – Giá thành sản xuất

  • Giá thành dịch vụ hoàn thành, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 631 – Giá thành sản xuất

  • Sử dụng dịch vụ tiêu dùng (nội bộ) ghi:

Nợ TK 641, 642

Có TK 631

Kế toán viên áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ ở những doanh nghiệp có nhiều chủng loại vật tư, giá trị thấp và được xuất thường xuyên. Hy vọng bài viết bổ sung thêm kiến thức, thông tin hữu ích cho bạn đọc. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *