Cách lập phụ lục 05-2BK-QTT-TNCN trong quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Phụ lục 05-2BK-QTT-TNCN là một phụ lục trong tờ khai Quyết toán thuế TNCN 05-QTT-TNCN; theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020. Phụ lục này dành cho tổ chức, doanh nghiệp kê khai thu nhập đã trả cho những cá nhân không cư trú; cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng. Sau đây Kế toán Việt Hưng sẽ hướng dẫn chi tiết các chỉ tiêu trong phụ lục

Phụ lục 05-2BK-QTT-TNCN
Cách lập phụ lục 05-2BK-QTT-TNCN trong quyết toán thuế thu nhập cá nhân

1. Các bước lập phụ lục 05-2/BK-QTT-TNCN trong phần quyết toán thuế TNCN

  • Chọn HTKK 4.x.x đây là phiên bản hỗ trợ kê khai thuế mới nhất. Các bạn phải thường xuyên cập nhật phiên bản mới nhất trên cổng thông tin điện tử (http://www.gdt.gov.vn)

  • Chọn “mã số thuế” của doanh nghiệp mình và chọn “Đồng ý”

  • Chọn “Quyết toán thuế thu nhập cá nhân”

  • Chọn “05/QTT-TNCN Tờ khai quyết toán của tổ chức, CN (TT126/2020)”

  • Trong phân hệ “Chọn kỳ tính thuế” ta chọn như sau:

+ “năm”: là năm quyết toán thuế. Ví dụ: 20xx

+ “từ tháng”“đến tháng”: là các tháng trong năm tài chính, Ví dụ: 01/2017 – 12/2017

+ Chọn “Tờ khai lần đầu”. Nếu hết thời hạn nộp tờ khai mà NNT phát hiện ra sai sót; muốn nộp tờ khai bổ sung thì chọn “Tờ khai bổ sung”

+ Chọn: “Đồng ý”

  • Chọn phụ lục “05-2BK-QTT-TNCN”
Phụ lục 05-2BK-QTT-TNCN
Phụ lục 05-2BK-QTT-TNCN

2. Lưu ý khi kê khai vào biểu mẫu 05-2BK-QTT-TNCN

  • Là những cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động; hoặc có hợp đồng lao động dưới 3 tháng; hoặc cá nhân không cư trú được tổ chức, cá nhân trả thu nhập; kể cả các cá nhân có thu nhập chưa đến mức khấu trừ thuế

  • Chỉ tiêu [06]: “Số thứ tự”: tự động tăng, giảm

  • Chỉ tiêu [07]: “Họ và tên”: Ghi rõ ràng, đầy đủ họ và tên của từng cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động; hoặc có hợp đồng lao động dưới 3 tháng; hoặc cá nhân không cư trú được tổ chức, cá nhân trả thu nhập; kể cả các cá nhân có thu nhập chưa đến mức khấu trừ thuế; hoặc cá nhân (bao gồm cả cá nhân có hợp đồng lao động và cá nhân không ký hợp đồng lao động) được tổ chức; cá nhân trả thu nhập mua bảo hiểm nhân thọ; bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm; không thành lập tại Việt Nam trong kỳ

  • Chỉ tiêu [08]: “Mã số thuế”: Ghi rõ ràng, đầy đủ mã số thuế của cá nhân theo Thông báo mã số thuế; hoặc Thẻ mã số thuế do cơ quan thuế cấp cho cá nhân.

  • Chỉ tiêu [09]: “Số CMND/hộ chiếu”: Ghi số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu đối với cá nhân chưa có mã số thuế.

  • Chỉ tiêu [10]: “Cá nhân không cư trú”: Nếu là cá nhân không cư trú thì đánh dấu “x” vào chỉ tiêu này.

Theo Khoản 3, Điều 2 Văn bản số 15/VBHN-VPQH về Luật Thuế thu nhập cá nhân quy định:

Cá nhân không cư trú là cá nhân không đáp ứng được một trong các trường hợp:

– Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam

– Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn

  • Chỉ tiêu [11]: “Tổng số”: Là tổng các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương; tiền công đã trả trong kỳ cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc có hợp đồng lao động dưới 03 tháng; và cá nhân không cư trú trong kỳ, kể cả các khoản tiền lương; tiền công nhận được do làm việc tại khu kinh tế và thu nhập được miễn, giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần; và các khoản phí mà tổ chức, cá nhân trả thu nhập mua bảo hiểm nhân thọ; bảo hiểm không bắt buộc khác của doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập tại Việt Nam cho người lao động.

Chú ý: Các khoản thu nhập của cá nhân người lao động ở phụ lục 05-2BK-QTT-TNCN này; không được giảm trừ hoặc miễn thuế. Tức là tổng thu nhập bao nhiêu thì nhập hết vào chỉ tiêu [11].

  • Chỉ tiêu [12]: “Trong đó: TNCT từ phí mua bảo hiểm nhân thọ; bảo hiểm không bắt buộc khác của DNBH không thành lập tại Việt Nam cho người lao động”: Là khoản tiền mà tổ chức; cá nhân trả thu nhập mua bảo hiểm nhân thọ; bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập tại Việt Nam cho người lao động.

Chú ý: Những cá nhân mà từng lần chi trả dưới 2.000.000 đồng; thì vẫn phải kê khai vào phụ lục này nhưng không phải khấu trừ thuế 10%, thì đánh 0 đồng.

  • Chỉ tiêu [13]: “Làm việc tại KKT”: Là các khoản thu nhập chịu thuế làm căn cứ được giảm thuế mà tổ chức, cá nhân trả thu nhập trả cho cá nhân; do làm việc tại khu kinh tế trong kỳ, không bao gồm thu nhập được miễn giảm theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (nếu có).

  • Chỉ tiêu [14]: “Theo Hiệp định”: Là các khoản thu nhập chịu thuế làm căn cứ được miễn; giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần.

  • Chỉ tiêu [15]: “Tổng số”: Là tổng số thuế thu nhập cá nhân mà tổ chức; cá nhân trả thu nhập đã khấu trừ của từng cá nhân trong kỳ.

  • Chỉ tiêu [16]: “Trong đó: TNCT từ phí mua bảo hiểm nhân thọ; bảo hiểm không bắt buộc khác của DNBH không thành lập tại Việt Nam cho người lao động”: Là số thuế thu nhập cá nhân mà tổ chức; cá nhân trả thu nhập đã khấu trừ trên khoản tiền phí mua bảo hiểm nhân thọ; bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập tại Việt Nam cho người lao động. Chỉ tiêu [16] = [12] * 10%

  • Chỉ tiêu [17]: “Số thuế TNCN được giảm do làm việc tại KKT”: Số thuế được giảm bằng 50% số thuế phải nộp của thu nhập chịu thuế; cá nhân nhận được do làm việc tại khu kinh tế. Chỉ tiêu [17] = {([11] – [14]) x Thuế suất toàn phần} x {[13]/([11] – [14])} x 50%.

Xem thêm: 

Hướng dẫn cách lập phụ lục 05-1BK-QTT-TNCN

Hướng dẫn cách lập phụ lục 05-3BK-QTT-TNCN trong phần quyết toán thuế TNCN

3. Một số lưu ý đối với Tổ chức trả thu nhập khi thực hiện quyết toán thuế TNCN đối với Phụ lục 05-2BK-QTT-TNCN 

Theo Chương III Điều 26 Văn bản số 15/VBHN-VPQH :

  • Trường hợp người lao động cư trú ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng hoặc không ký hợp đồng lao động; khi chi trả tiền lương, tiền công từ 2.000.000 đồng/lần trở lên phải khấu trừ thuế TNCN 10% trước khi trả thu nhập

Ví dụ: Công ty A thuê ông M bốc vác hàng, số tiền trả là 3.000.000 đồng

Vậy số thuế TNCN ông M phải nộp là: 3.000.000 x 10% = 300.000 đồng

Số tiền ông M thực nhận = 3.000.000 – 300.000 = 2.700.000 đồng

  • Đối với cá nhân không cư trú thì mỗi lần chi trả thu nhập, doanh nghiệp phải khấu trừ thuế TNCN 20%.

Ví dụ: Ông M xác định là cá nhân không cư trú; có thu nhập tại công ty A là: 5.000.000 đồng từ tiền môi giới hoa hồng.

Số thuế TNCN phải khấu trừ của ông M là: 5.000.000 x 20% = 1.000.000 đồng

  • Số thuế khấu trừ cho từng lần phát sinh sẽ được tổ chức chi trả nộp cho NSNN; và nộp tờ khai cho cơ quan thuế theo mẫu 05/KK-TNCN theo tháng hoặc quý

  • Nếu cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập tại doanh nghiệp; ước tổng thu nhập không quá 108 triệu đồng/năm và có mã số thuế thì được làm cam kết; doanh nghiệp tạm thời không khấu trừ thuế

  • Tất cả các cá nhân ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng đã khấu trừ thuế hoặc chưa khấu trừ thuế thì đều phải tổng hợp vào phụ lục 05-2BK-TNCN; nếu cá nhân không có MST thì phải ghi CMTND hoặc thẻ căn cước

  • Thu nhập nhận được bao nhiêu (bao gồm cả thưởng, phụ cấp, trợ cấp,…) đều cộng vào để tính thuế TNCN

THAM KHẢO: Hơn 70 Khóa học Kế toán Chuyên Sâu tại Việt Hưng

Trên đây là những chia sẻ cách lập phụ lục 05-2BK-QTT-TNCN trong phần quyết toán thuế TNCN mong rằng sẽ giúp ích cho nhà kế – Liên hệ ngay để nhận được lộ trình học kế toán Online bài bản 1 kèm 1 Học Viên.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận