Nghỉ việc vì dịch Covid-19 | Quyền lợi Người lao động ở đây là gì?

Nghỉ việc vì dịch Covid-19 | Quyền lợi Người lao động ở đây là gì – Nhân viên nghỉ việc không lương là đúng hay sai? Chế độ bảo hiểm của người lao động bị cách ly vì Dịch Covid-19 ra sao qua bài viết chia sẻ Kế toán Việt Hưng.

dịch covid-19
Nghỉ việc vì dịch Covid-19 | Quyền lợi Người lao động ở đây là gì?

1. Công ty cho Nhân viên nghỉ việc không lương là đúng hay sai?

Theo Bộ Luật Lao động 2012 tại Điều 98. Tiền lương ngừng việc:

Người sử dụng lao động được phép cho người lao động nghỉ việc nhưng với điều kiện phải trả lương – không trả lương là trái luật

TH1: Nếu do lỗi của Người sử dụng lao động thì phải trả đủ lương

TH2: Nếu do lỗi của Người lao động mà

Phía gây lỗi thì người đó sẽ không được trả lương

Phía người lao động khác cùng đơn vị thì sẽ do 2 bên tự thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng như Chính phủ quy định

TH3: Nếu do dịch bệnh, thiên tai, hỏa hoạn thì lương sẽ do 2 bên tự thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng như Chính phủ quy định

=> Như vậy, người lao động nghỉ việc vì dịch Covid-19 vẫn sẽ được trả lương theo sự thỏa thuận phía doanh nghiệp 

2. Mức lương được trả theo thỏa thuận cụ thể ra sao?

Theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP tại  Điều 3. Mức lương tối thiểu vùng:

VÙNG 1Mức 4.420.000 đồng/tháng
VÙNG 2Mức 3.920.000 đồng/tháng
VÙNG 3Mức 3.430.000 đồng/tháng
VÙNG 4Mức 3.070.000 đồng/tháng

3. Công ty có được chấm dứt hợp đồng lao động với nhân viên vì dịch bệnh hay không?

Người sử dụng lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn do doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch Covid-19

Theo Bộ Luật Lao động 2012 tại điểm c Khoản 1 Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động:

c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

Theo Nghị định 05/2015/NĐ-CP tại Khoản 2 Điều 12. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động:

2. Lý do bất khả kháng khác thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Do địch họa, dịch bệnh;

b) Di dời hoặc thu hẹp địa điểm sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tuy nhiên trước khi chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng LĐ phải thông báo trước:

  • Ít nhất 45 ngày làm việc đối với hợp đồng không xác minh thời hạn
  • Ít nhất 30 ngày làm việc đối với hợp đồng có xác minh thời hạn
  • Ít nhất 3 ngày làm việc đối với hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo công việc dưới 12 tháng

=> Ngoài ra, trong trường hợp này NLĐ làm việc thường xuyên đủ từ 12 tháng trở lên sẽ nhận được khoản trợ cấp thôi việc 

1 Năm làm việc = 1/2 tháng lương

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là Tổng thời gian NLĐ đã làm việc thực tế cho người sử dụng LĐ trừ đi thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp & thời gian người sử dụng LĐ đã chi trả thôi việc trước đó.

Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân tính theo hợp đồng LĐ của 6 tháng liền kề trước khi NLĐ nghỉ việc.

4. Chế độ tiền lương của người lao động bị cách ly vì Dịch Covid-19

– Căn cứ theo Bộ Luật lao động 2012 Khoản 3 Điều 98 về Tiền lương ngừng việc vì dịch thì người LĐ được nhận lương ngừng việc theo thỏa thuận (không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng)

– Đặc biệt hơn theo Bộ Luật lao động 2012 Khoản 2 Điều 130: Nếu nghỉ làm vì cách ly mà ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh thậm chí gây thiệt hại thì NLĐ cũng không phải bồi thường

5. Chế độ bảo hiểm của người lao động bị cách ly vì Dịch Covid-19

Tại Công văn số 422/BHXH-CSXH: Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đồng ý với những người bị cách ly y tế để phòng dịch theo quy định cơ quan có thẩm quyền được hưởng chế độ ốm đau trong thời gian cách ly.

5.1 Về hồ sơ hưởng chế độ ốm đau đối với người bị cách ly y tế

TH1: Điều trị nội trú cần có Giấy ra viện

TH2: Điều trị ngoại trú cần có Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ BHXH hoặc Giấy ra viện có chỉ định của y bác sĩ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú

TH3: Cách ly tại cơ sở cần có Giấy chứng nhận thời gian thực hiện cách ly y tế do cơ sở cách ly y tế cấp

TH4: Cách ly tại nhà cần có Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ BHXH do Trạm Y tế Xã/Phường/Thị trấn nơi NLĐ cư trú cấp

5.2 Về chế độ ốm đau đối với người bị cách ly y tế

Trường hợp đề xuất được Đồng ý theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 tại Điều 26. Thời gian hưởng chế độ ốm đau:

  • 30 ngày/năm: Đóng BHXH dưới 15 năm
  • 40 ngày/năm: Đóng BHXH từ 15 năm – 30 năm
  • 60 ngày/năm: Đóng BHXH từ 30 năm trở lên

=> Riêng đối với những ngành nghề công việc nặng nhọc, độc hại sẽ được nghỉ thêm 10 ngày/năm.

Mức trợ cấp theo tháng   =    75%   x   Mức lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc
Mức trợ cấp theo ngày   =    Mức trợ cấp theo tháng   :   24

XEM THÊM: Các Khóa học Kế toán Online tại Việt Hưng

Trên đây là những chia sẻ của Kế Toán Việt Hưng về Quyền lợi Người lao động khi bị nghỉ việc vì dịch Covid-19 nguồn phía Luatvietnam | Hãy ở yên khi Tổ quốc cần – hãy ở yên mở máy tính học kế toán Online cùng Giáo viên 1 kèm 1 Học viên nâng tầm nghiệp vụ!  

 

 

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...