Tổng quan điểm mới thông tư số 107/2017/TT-BTC về chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp
Ngày 10/10/2017 Bộ tài chính ban hành Thông tư 107/2017/TT-BTC. Hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp. Thay thế chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp ban hành theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC và Thông tư 185/2010/TT-BTC.
1. Thông tư này hướng dẫn kế toán áp dụng cho:
– Cơ quan nhà nước;
– Đơn vị sự nghiệp công lập.
Trừ các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên. Và chi đầu tư được vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp. Áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định hiện hành.
Thông tư đã kế thừa những ưu điểm, khắc phục tồn tại, hạn chế của Chế độ kế toán Hành chính, sự nghiệp. Ban hành kèm theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC (Quyết định 19). Và Thông tư số 185/2010/TT-BTC (Thông tư 185) ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính. Trong đó chi tiết hơn một số Tài khoản, bổ sung nhiều Tài khoản mới, phương pháp hạch toán. Nhằm phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh mà các quy định trước đó chưa đề cập đến.
Đồng thời bổ sung một số loại sổ sách, báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán tại đơn vị kế toán.
Cụ thể:
1. Về chứng từ kế toán:
Theo quy định tại Quyết định 19 và Thông tư 185, chứng từ kế toán áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp phải sử dụng thống nhất mẫu theo quy định. Trường hợp các đơn vị có các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đặc thù chưa có mẫu chứng từ. Quy định tại danh mục mẫu chứng từ trong Quyết định 19 và Thông tư 185. Thì áp dụng mẫu chứng từ quy định tại chế độ kế toán riêng trong các văn bản pháp luật khác. Không được tự thiết kế và sử dụng mẫu chứng từ khi chưa được Bộ Tài chính chấp thuận. Tuy nhiên, theo quy định tại Thông tư 107, việc sử dụng chứng từ kế toán được thực hiện linh hoạt hơn.
Trong đó, chứng từ kế toán được phân loại và quy định cụ thể thành 2 loại: chứng từ thuộc loại bắt buộc và chứng từ được tự thiết kế.
1.1. Đối với chứng từ thuộc loại bắt buộc:
Các đơn vị hành chính, sự nghiệp (HCSN) đều phải sử dụng thống nhất mẫu chứng từ kế toán thuộc loại bắt buộc quy định trong Thông tư bao gồm 4 loại sau:
– Phiếu thu
– Phiếu chi
– Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng
– Biên lai thu tiền.
Trong quá trình thực hiện, các đơn vị không được sửa đổi biểu mẫu chứng từ thuộc loại bắt buộc.
1.2. Đối với chứng từ được tự thiết kế
Ngoài 4 loại chứng từ kế toán bắt buộc kể trên và chứng từ bắt buộc quy định tại các văn bản khác. Đơn vị hành chính, sự nghiệp được tự thiết kế mẫu chứng từ để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Mẫu chứng từ tự thiết kế phải đáp ứng tối thiểu 7 nội dung quy định tại Điều 16 Luật Kế toán.
2. Hệ thống tài khoản
Theo quy định tại Quyết định 19, hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các đơn vị hành chính, sự nghiệp. Bao gồm 7 loại:
– Từ Loại 1 đến Loại 6 là các tài khoản trong bảng
– Loại 0 là các tài khoản ngoài bảng.
Trong khi đó, hệ thống tài khoản quy định tại Thông tư 107 được mở rộng. Chi tiết và cụ thể hơn với 10 loại tài khoản, bao gồm:
2.1. Các loại tài khoản trong bảng:
Là tài khoản từ loại 1 đến loại 9, được hạch toán kép (hạch toán bút toán đối ứng giữa các tài khoản).
Theo Quyết định 19 các tài khoản trong bảng được phân loại và chia thành các nhóm:
– Tiền và vật tư;
– Tài sản cố định
– Thanh toán
– Nguồn kinh phí: nguồn vốn kinh doanh, các quỹ, nguồn kinh phí hoạt động, kinh phí dự án, kinh phí theo đơn đặt hàng nhà nước…;
– Các khoản thu và các khoản chi.
Theo Thông tư 107 các tài khoản trong bảng được phân chia theo tình hình tài chính (gọi tắt là kế toán tài chính). Tại đơn vị phản ánh tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, thặng dư (thâm hụt) của đơn vị trong kỳ kế toán.
Trong đó phân loại lại một số tài khoản: phải thu, phải trả và bổ sung thêm các nhóm tài khoản mới: Doanh thu, chi phí, thu nhập khác, chi phí khác, xác định kết quả kinh doanh…
2.2. Loại tài khoản ngoài bảng:
Là tài khoản loại 0, được hạch toán đơn (không hạch toán bút toán đối ứng giữa các tài khoản). Các tài khoản ngoài bảng liên quan đến ngân sách nhà nước. Hoặc có nguồn gốc ngân sách nhà nước được phản ánh theo mục lục ngân sách nhà nước. Theo niên độ và theo các yêu cầu quản lý khác của ngân sách nhà nước.
Trong đó bỏ một số TK như:
– TK 005: Dụng cụ lâu bền đang sử dụng
Sửa đổi và bổ sung thêm một số TK mới như
– TK 006: Dự toán vay nợ nước ngoài.
– TK 012: Lệnh chi tiền thực chi
– TK 013: Lệnh chi tiền tạm ứng.
Nếu một nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh mà liên quan đến thu, chi ngân sách nhà nước Thì kế toán vừa phải hạch toán kế toán tài chính và đồng thời hạch toán kế toán ngân sách.
3. Sổ sách kế toán
Mỗi đơn vị kế toán chỉ sử dụng một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm. Bao gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. Tuỳ theo hình thức kế toán đơn vị áp dụng, đơn vị phải mở đầy đủ các sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết và thực hiện đầy đủ, đúng nội dung, trình tự và phương pháp ghi chép đối với từng mẫu sổ kế toán.
Phải mở sổ kế toán chi tiết để theo dõi quá trình tiếp nhận và sử dụng nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài theo mục lục ngân sách nhà nước làm cơ sở lập báo cáo quyết toán và yêu cầu của nhà tài trợ.
3.1. Sổ tổng hợp:
Sổ Nhật ký dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo trình tự thời gian.
Sổ Cái dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán).
3.2. Mẫu sổ, thẻ kế toán chi tiết:
Sổ, thẻ kế toán chi tiết dùng để ghi chi tiết các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán theo yêu cầu quản lý mà Sổ Cái chưa phản ánh chi tiết.
Trong đó theo Thông tư 107 các mẫu sổ chi tiết bổ sung thêm mẫu sổ chi tiết theo dõi số liệu quyết toán bao gồm 6 mẫu từ S101-H đến S106-H quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư 107.
Căn cứ vào yêu cầu quản lý và yêu cầu hạch toán của từng đối tượng kế toán riêng biệt. Đơn vị được phép bổ sung các chỉ tiêu (cột, hàng) trên sổ, thẻ kế toán chi tiết để phục vụ lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán theo yêu cầu quản lý.
3.3. Nguyên tắc mở sổ kế toán
Sổ kế toán phải được mở vào đầu kỳ kế toán năm hoặc ngay sau khi có quyết định thành lập và bắt đầu hoạt động của đơn vị kế toán. Sổ kế toán được mở đầu năm tài chính, ngân sách mới để chuyển số dư từ sổ kế toán năm cũ chuyển sang. Và ghi ngay nghiệp vụ kinh tế, tài chính mới phát sinh thuộc năm mới từ ngày 01/01 của năm tài chính, ngân sách mới.
Số liệu trên các sổ kế toán theo dõi tiếp nhận và sử dụng nguồn ngân sách nhà nước sau ngày 31/12 được chuyển từ tài khoản năm nay sang tài khoản năm trước. Để tiếp tục theo dõi số liệu phát sinh trong thời gian chỉnh lý quyết toán. Phục vụ lập báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước theo quy định.
Đơn vị được mở thêm các sổ kế toán chi tiết theo yêu cầu quản lý của đơn vị.
4. Về báo cáo quyết toán
4.1. Về hệ thống báo cáo:
Sửa đổi, bổ sung các mẫu biểu báo cáo quyết toán. Ngoài ra để phù hợp với cơ chế tự chủ theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP hệ thống báo cáo theo Thông tư 107. Cũng được bổ sung các danh mục báo cáo tài chính bao gồm:
– Mẫu báo cáo tài chính đầy đủ (Từ mẫu B01/BCTC đến B04/BCTC)
– Mẫu báo cáo tài chính đơn giản theo Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư 107.
4.2. Về kỳ hạn lập báo cáo tài chính:
Theo Quyết định 19 thì việc lập báo cáo tài chính được quy định như sau: Báo cáo tài chính của các đơn vị hành chính sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước được lập vào cuối kỳ kế toán quý, năm. Báo cáo tài chính của các đơn vị, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách được lập vào cuối kỳ kế toán năm; Các đơn vị kế toán khi bị chia, tách, sáp nhập, chấm dứt hoạt động phải lập báo cáo tài chính tại thời điểm quyết định chia, tách, sáp nhập, chấm dứt hoạt động phải lập báo cáo tài chính tại thời điểm quyết định chia, tách, sáp nhập, chấm dứt hoạt động.
Còn theo Thông tư 107, việc quy định về kỳ hạn lập báo cáo được chia thành 2 loại: Kỳ hạn lập báo cáo tài chính và Kỳ hạn lập báo cáo quyết toán.
4.2.1. Đối với báo cáo tài chính:
Kỳ hạn lập báo cáo vào cuối kỳ kế toán năm (thời điểm 31/12) theo quy định của Luật Kế toán.
Ngoài ra báo cáo tài chính năm của đơn vị hành chính, sự nghiệp phải được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hoặc đơn vị cấp trên trong thời hạn 90 ngày. Kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật.
4.2.2. Đối với báo cáo quyết toán, có 2 loại:
Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước và Báo cáo quyết toán nguồn khác.
+ Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước:
Lập báo cáo theo kỳ kế toán năm. Số liệu lập báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm là số liệu thu, chi của năm ngân sách, tính đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách nhà nước (ngày 31/1 năm sau) theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
+ Báo cáo quyết toán kinh phí nguồn khác:
Lập báo cáo quyết toán năm. Đơn vị phải lập báo cáo quyết toán khi kết thúc kỳ kế toán năm (sau ngày 31/12). Trường hợp pháp luật có quy định lập báo cáo theo kỳ kế toán khác. Thì ngoài báo cáo quyết toán năm đơn vị phải lập cả báo cáo theo kỳ kế toán đó.
Thông tư 107/2017/TT-BTC được áp dụng kể từ ngày 01/01/2018. Thay thế Quyết định 19/2006/QĐ-BTC về việc ban hành chế độ kế toán hành chính sự nghiệp. Và Thông tư 185/2010/TT-BTC hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC.
Xem thêm: Những điểm mới về TSCĐ trong thông tư số 107 về HCSN
Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc liên quan tới thông tư 107 cũng như TSCĐ, các bạn hãy comment ở dưới bài viết này nhé.[/vc_column_text][vc_separator][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column width=”1/3″][vc_custom_heading text=”KHÓA HỌC HCSN” font_container=”tag:div|font_size:30|text_align:left|color:%23002866″ use_theme_fonts=”yes”][vc_column_text]
- Kế toán hành chính sự nghiệp có thu
- Kkế toán hành chính sự nghiệp đơn thuần
- kế toán hành chính sự nghiệp dự án
- Kế toán hành chính sự nghiệp sản xuất kinh doanh
- Kế toán HCSN bệnh viện
- Kế toán HCSN trường học
🎀 Học viên cũ: Giảm 10%
🎀 Đóng 3 khóa trở lên: Giảm 15%
🎀 Nhóm 2 người trở lên: Giảm 20%
🎀 Nhóm 5 người trở lên: Giảm 30%
➡ Chương trình khuyến mại khác[/vc_column_text][/vc_column][vc_column width=”1/3″][vc_custom_heading text=”THÔNG TIN THÊM” font_container=”tag:div|font_size:30|text_align:left|color:%2317376e” use_theme_fonts=”yes”][vc_column_text]💻 Phần mềm học: Misa, Fast, HTKK …
📚 Giáo trình kế toán online
⏯ Học thử với Video dạy thực tế
👫 Cách học kế toán online
💁 Hỗ trợ tìm việc làm
❓ Hỗ trợ nghiệp vụ miễn phí trọn đời[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column width=”1/3″][vc_cta h2=”” add_icon=”left” i_icon_fontawesome=”fa fa-phone” i_color=”juicy_pink”]
098.868.0223
091.292.9959 – 098.292.9939
- Tiết kiệm thời gian, có thể học bất cứ đâu và bất cứ lúc nào, không cần phải tới trường.
- Chủ động thời gian học, cân bằng công việc và gia đình.
- Khai giảng khóa học ngay khi đăng ký.
- Học với 1 giảng viên – 1 học viên
- Giáo trình giảng dạy được biên soạn từ các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực kế toán
- Kho video trợ giảng khổng lồ và duy nhất ,kết hợp với thư viện tài liệu miễn phí và đa dạng chỉ có tại Lamketoan.vn.
- Đội ngũ tư vấn giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng hỗ trợ học viên 24/7.
- Đội ngũ chăm sóc học viên ngay cả khi kết thúc khóa học.
- Hệ thống chấm điểm tự động các bài kiểm tra.
Sau khi hoàn thành khoá học với cô Hoàng Hoài về nghiệp vụ nhà hàng, em được cô chỉ dạy nhiệt tình và đúc kết cho mình nhiều kinh nghiệm về nghiệp(…)
Mình là 1 sinh viên năm cuối sắp tốt nghiệp ra trường, nhưng với kiến thức trên trường không đủ lại không có nhiều kinh nghiệm chỉ với quãng thời(…)
Xem tất cả ý kiến học viên[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_custom_heading text=”GƯƠNG MẶT GIÁO VIÊN” font_container=”tag:div|font_size:22|text_align:center|color:%230a2f84″ use_theme_fonts=”yes”][vc_column_text]
Giáo viên Trần Ngọc hiện đang tham gia giảng dạy tại trung tâm Kế Toán Việt Hưng
Giáo viên Mai Xuyến hiện đang tham gia giảng dạy tại trung tâm Kế Toán Việt Hưng
Xem tất cả gương mặt giáo viên[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]