Những điểm mới về TSCĐ trong thông tư số 107 về HCSN
Ngày 10/10/2017, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 107/2017/TT-BTC (Thông tư 107) hướng dẫn Chế độ kế toán Hành chính, sự nghiệp áp dụng từ ngày 01/01/2018, thay thế cho Quyết định 19/2006/QĐ-BTC và Thông tư 185/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính. Việc sửa đổi, bổ sung một số tài khoản (TK) dẫn đến những thay đổi trong công tác hạch toán kế toán đòi hỏi các cán bộ tài chính – kế toán phải cập nhật nhanh chóng và kịp thời.
Một trong những nội dung quan trọng trong Thông tư 107 là hạch toán kế toán tài sản cố định (TSCĐ). Sau đây là một số điểm mới nổi bật trong hạch toán kế toán TSCĐ theo Thông tư 107.
1. Về tài khoản sử dụng
Hạch toán kế toán TSCĐ sử dụng 2 tài khoản:
TK 211 – TSCĐ hữu hình
TK 213 – TSCĐ vô hình
Các tài khoản liên quan: TK 214 – Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ, TK 366 – Các khoản nhận trước chưa ghi thu.
TK 211 được chia thành 7 tài khoản cấp 2, tương ứng với cách phân loại tài sản theo Thông tư số 162/2014/TT-BTC quy định về quản lý, tính hao mòn TSCĐ trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước. Theo đó, các TK cấp 2 bao gồm:
TK 2111 – Nhà cửa, vật kiến trúc
TK 2112 – Phương tiện vận tải
TK 2113 – Máy móc, thiết bị
TK 2114 – Thiết bị truyền dẫn
TK 2115 – Thiết bị đo lường, thí nghiệm
TK 2116 – Cây lâu năm, súc vật làm việc
TK 2118 – TSCĐ hữu hình khác
TK 213 chia thành 6 tài khoản cấp 2, bao gồm:
TK 2131 – Quyền sử dụng đất
TK 2132 – Quyền tác quyền
TK 2133 – Quyền sở hữu công nghiệp
TK 2134 – Quyền đối với giống cây trồng
TK 2135 – Phần mềm ứng dụng
TK 2138 – TSCĐ vô hình khác
2. Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:
2.1. Kế toán tăng TSCĐ hữu hình
– Rút dự toán ngân sách mua TSCĐ:
Nợ TK 211, 213
Có TK 366 – Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36611)
Đồng thời, ghi:
Có TK 008 – Dự toán chi hoạt động
– Sử dụng kinh phí được cấp bằng Lệnh chi tiền thực chi để mua sắm tài sản:
Nợ TK 211, 213
Có TK 112
Đồng thời:
Nợ TK 337 – Tạm thu (3371)
Có TK 366 – Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36611)
Đồng thời, ghi:
Có TK 012 – Lệnh chi tiền thực chi
– TSCĐ tăng do mua sắm bằng nguồn phí được khấu trừ, để lại:
Nợ TK 211, 213
Có TK 111,112,331…(chi phí mua, vận chuyển, bốc dỡ…)
Đồng thời, ghi:
Có TK 014 – Phí được khấu trừ, để lại
Đồng thời:
Nợ TK 337 – Tạm thu (3373)
Có TK 366 – Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36631)
– Mua sắm TSCĐ bằng Quỹ phúc lợi:
Nợ TK 211, 213
Có TK 111,112,331…
Đồng thời, ghi:
Nợ TK 43121
Có TK 43122
– Mua sắm TSCĐ bằng Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp:
Nợ TK 211, 213
Có KT 111,112,331…
Đồng thời, ghi:
Nợ TK 43141
Có TK 43142
– TSCĐ tiếp nhận do được cấp trên cấp kinh phi hoạt động bằng TSCĐ hoặc tiếp nhận TSCĐ từ đơn vị khác:
– Tiếp nhận TSCĐ mới:
Nợ TK 211,213
Có TK 366 – Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36611)
– Tiếp nhận TSCĐ đã qua sử dụng:
Nợ TK 211,213
Có TK 214 – Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ
Có TK 366 – Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36611)
2.2. Kế toán giảm TSCĐ
– Giảm TSCĐ do nhượng bán, thanh lý, mất, điều chuyển:
+ TSCĐ hình thành từ nguồn NSNN
Nợ TK 366 – Các khoản nhận trước chưa ghi thu (Giá trị còn lại)
Nợ TK 214 – Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ
Có TK 211,213
+ TSCĐ hình thành bằng Quỹ phúc lợi:
Nợ TK 43122
Nợ TK 214
Có TK 211
+ TSCĐ hình thành bằng Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp:
Nợ TK 43142
Nợ TK 214
Có TK 211
– TSCĐ giảm do không đủ tiêu chuẩn chuyển thành công cụ dụng cụ:
b1. TSCĐ hình thành từ nguồn NS cấp hoặc nguồn phí được khấu trừ, để lại:
+ Ghi giảm TSCĐ:
Nợ TK 214 – Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ (giá trị hao mòn lũy kế)
Nợ TK 611, 614 – (trường hợp giá trị còn lại nhỏ)
Nợ TK 242 – Chi phí trả trước (trường hợp giá trị còn lại lớn)
Có TK 211, 213
Đồng thời, kết chuyển phần giá trị còn lại của TSCĐ:
Nợ TK 366 – Các khoản nhận trước chưa ghi thu (trường hợp giá trị còn lại nhỏ)
Có TK 511, 514
+ Định kỳ phân bổ chi phí trả trước vào chi phí:
Nợ TK 611, 614
Có TK 242
Đồng thời kết chuyển phần giá trị còn lại của TSCĐ vào TK thu tương ứng:
Nợ TK 366
Có TK 511,514
b2. TSCĐ hình thành từ các Quỹ (Qũy phúc lợi, Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp):
Nợ TK 214 – Lũy kế hao mòn
Nợ TK 431 – Giá trị còn lại
Có TK 211,213
2.3. Kế toán khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ
+ Tính hao mòn TSCĐ dùng cho hoạt động hành chính, sự nghiệp hình thành bằng nguồn NSNN:
Nợ TK 611 – Chi phí hoạt động (61113)
Có TK 214
Cuối năm, căn cứ số hao mòn TSCĐ đã tính trong năm, ghi:
Nợ TK 366 – Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36611)
Có TK 511
– Trích khấu hao TSCĐ mua bằng nguồn phí được khấu trừ, để lại dùng cho hoạt động thu phí, lệ phí:
Nợ TK 614 – Chi phí hoạt động thu phí (6143)
Có TK 214
Cuối năm căn cứ vào số khấu hao đã trích trong năm, ghi:
Nợ TK 366 – Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36631)
Có TK 514
+ Tính hao mòn TSCĐ hình thành bằng Quỹ phúc lợi (dùng cho hoạt động phúc lợi):
Nợ TK 43122
Có TK 214
– Tính hao mòn TSCĐ hình thành bằng Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, dùng cho hoạt động hành chính, sự nghiệp:
Nợ TK 611
Có TK 214
Cuối năm căn cứ số hao mòn đã tính trong năm, ghi:
Nợ TK 43142
Có TK 421
Xem thêm:
Tổng quan điểm mới Thông tư số 107/2017/TT-BTC về chế độ kế toán hành chính sự nghiệp
Hạch toán thu học phí tại các cơ sở giáo dục – trường học theo TT 107
Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc liên quan tới thông tư 107 cũng như TSCĐ, các bạn hãy comment ở dưới bài viết này nhé.
[/vc_column_text][vc_separator][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column width=”1/3″][vc_custom_heading text=”KHÓA HỌC HCSN” font_container=”tag:div|font_size:30|text_align:left|color:%23002866″ use_theme_fonts=”yes”][vc_column_text]
- Kế toán hành chính sự nghiệp có thu
- Kkế toán hành chính sự nghiệp đơn thuần
- kế toán hành chính sự nghiệp dự án
- Kế toán hành chính sự nghiệp sản xuất kinh doanh
- Kế toán HCSN bệnh viện
- Kế toán HCSN trường học
🎀 Học viên cũ: Giảm 10%
🎀 Đóng 3 khóa trở lên: Giảm 15%
🎀 Nhóm 2 người trở lên: Giảm 20%
🎀 Nhóm 5 người trở lên: Giảm 30%
➡ Chương trình khuyến mại khác[/vc_column_text][/vc_column][vc_column width=”1/3″][vc_custom_heading text=”THÔNG TIN THÊM” font_container=”tag:div|font_size:30|text_align:left|color:%2317376e” use_theme_fonts=”yes”][vc_column_text]💻 Phần mềm học: Misa, Fast, HTKK …
📚 Giáo trình kế toán online
⏯ Học thử với Video dạy thực tế
👫 Cách học kế toán online
💁 Hỗ trợ tìm việc làm
❓ Hỗ trợ nghiệp vụ miễn phí trọn đời[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column width=”1/3″][vc_cta h2=”” add_icon=”left” i_icon_fontawesome=”fa fa-phone” i_color=”juicy_pink”]
098.868.0223
091.292.9959 – 098.292.9939
- Tiết kiệm thời gian, có thể học bất cứ đâu và bất cứ lúc nào, không cần phải tới trường.
- Chủ động thời gian học, cân bằng công việc và gia đình.
- Khai giảng khóa học ngay khi đăng ký.
- Học với 1 giảng viên – 1 học viên
- Giáo trình giảng dạy được biên soạn từ các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực kế toán
- Kho video trợ giảng khổng lồ và duy nhất ,kết hợp với thư viện tài liệu miễn phí và đa dạng chỉ có tại Lamketoan.vn.
- Đội ngũ tư vấn giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng hỗ trợ học viên 24/7.
- Đội ngũ chăm sóc học viên ngay cả khi kết thúc khóa học.
- Hệ thống chấm điểm tự động các bài kiểm tra.
Mình ở SG, đã tìm và tham khảo qua nhiều trung tâm dạy kế toán online, nhưng sau khi được tư vấn qua trung tâm kế toán Việt Hưng mình thấy rất hài(…)
Phải nói rằng ban đầu để quyết định học kế toán tại trung tâm nào thật là khó. Nhưng mình thật sự đã tìm được nơi mà mình tin(…)
Xem tất cả ý kiến học viên[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_custom_heading text=”GƯƠNG MẶT GIÁO VIÊN” font_container=”tag:div|font_size:22|text_align:center|color:%230a2f84″ use_theme_fonts=”yes”][vc_column_text]
Giáo viên Cao Khánh Huyền hiện đang tham gia giảng dạy Kế toán Việt Hưng
Giáo viên Trần Hằng hiện đang tham gia giảng dạy tại trung tâm Kế Toán Việt Hưng
Xem tất cả gương mặt giáo viên[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]
Mình rối quá
TK 431 SDĐK: 5tr
Tài sản mua bằng quỹ phát triển sự nghiệp:
Nợ 211/111,112 4tr
ĐT: Nợ 43141/43142 4tr
Tính khấu hao dùng cho hoạt động SXKD,DV: Nợ 6423/214 0.4tr
Cuối năm kết chuyển hao mòn, khấu hao
Nợ 43142/43141 0.4tr
Như vậy SDCK TK 431 vẫn còn 5tr trong khi thực tế còn? Lên bảng cân đối bị âm
Có ai biết chỉ dùm mình với, xin cảm ơn?
À còn nữa giá trị còn lại TK 466 của năm 2017 sang năm 2018 đưa vào TK nào ạ
Trung tâm chào bạn nhe. Câu hỏi của bạn quá dài và quá phức tạp bạn ah! Bạn tham gia khóa học hcsn tại đơn vị của bạn để giáo viên bên mình hướng dẫn cho bạn có 1 báo cáo hoàn chỉnh nhe. Trân trọng!!!
Tài sản tăng là tai sản vô hình ko có khấu hao thì phải hach toán sao ạ