Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm – Kinh doanh dịch vụ ăn uống là một trong những hoạt động rất phổ biến của số đông những chủ thể kinh doanh. Nhưng muốn tiến hành được hoạt động kinh doanh ngoài việc được cấp giấy phép kinh doanh, cơ sở sản xuất kinh doanh cần phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm – đây là một trong những thủ tục bắt buộc đúng theo quy định của Pháp luật đối với những cơ sở sản xuất kinh doanh. Vậy hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm như thế nào? Muốn giải đáp được thắc mắc này hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới của Trung tâm đào tạo kế toán Việt Hưng để biết được quy trình đăng ký giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho đơn vị mình.
1. Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?
1.1 Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Đây là loại giáy tờ được Cơ quan có chức năng thẩm quyền Nhà nước cấp cho đơn vị kinh doanh những sản phẩm về thực phẩm, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Loại giấy này sẽ được chứng nhận cho cơ sở kinh doanh đủ điều kiện an toàn về vệ sinh thực phẩm. Và đây cũng là điều kiện cần và đủ để doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, sản xuất, hộ kinh doanh thực phẩm cam kết cung cấp các sản phẩm đảm bảo vệ sinh, an toàn đến tay của người tiêu dùng.
1.2 Cơ sở nào cần có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Căn cứ theo điều 11, 12 Nghị định 15/2018/NĐ – CP, những cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm cần phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ một số trường hợp dưới đây:
– Sản xuất lúc đầu nhỏ lẻ
– Sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhưng chưa có địa điểm cố định
– Sơ chế sản phẩm nhỏ lẻ
– Kinh doanh về thực phẩm nhỏ lẻ
– Kinh doanh thực phẩm đóng bao gói sẵn
– Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu chứa đựng thực phẩm
– Nhà hàng ở trong khách sạn
– Bếp ăn tập thể nhưng không có đăng ký ngành nghề về hình thức kinh doanh thực phẩm
– Kinh doanh thức ăn đường phố.
– Cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận về thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích về mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống về quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hay tương đương nhưng vẫn còn hiệu lực
Những cơ sở không thuộc diền cần có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm được nêu trên thì phải tuân thủ đúng theo yêu cầu về việc đảm bảo được an toàn thực phẩm tương ứng.
Điều kiện để đáp ứng được việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm được thực hiện theo đúng quy định ngay tại khoản1 Điều 34 Luật an toàn thực phẩm. Đối với những cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe, cần tuân thủ đúng những yêu cầu theo nghị định tại Điều 28 Nghị định 15/2018/NĐ – CP.
2. Hồ sơ, thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm:
2.1 Hồ sơ cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiển về an toàn thực phẩm, kèm theo Nghị định 155/2018/NĐ – CP.
– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kinh doanh.
– Bản thuyết trình về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm được điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm đúng theo quy định của Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
– Giấy chững nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do Cơ sở y tế cập huyện cấp.
-
Đối với cơ sở dưới 30 người: chỉ cần nộp ban sao giấy chứng nhận,
- Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: cần phải nộp danh sách kết quả khám sức khỏe, xét nghiệm phân của chủ, người trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
– Giấy xác nhận đã hoàn thành khóa tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở, của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo đúng quy định Bộ trưởng Bộ quản lý ban ngành
2.2 Trình tự, thủ tục về việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
Trình tự, thủ tục để được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cũng được quy định như sau:
– Tổ chức, đơn vị cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về vệ sinh, an toàn thực phẩm lên Cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại điều 35 Luật an toàn thực phẩm.
– Trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày cơ quan thẩm quyền nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, lúc này cơ quan thẩm quyền sẽ có đợt kiểm tra thực tế đánh giá về điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ngay tại cơ sở sản xuất kinh doanh thực.
– Khi đã kiểm chứng thực tế, nếu đủ điều kiện thì sẽ được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm; đối với trường hợp chưa đủ điều kiện bị chối từ thì cơ quan có thẩm quyền sẽ trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do (căn cứ theo Điều 36 Luật an toàn thực phẩm)
XEM THÊM:
Quy trình hạch toán kế toán khách sạn – nhà hàng trong ngành cần biết
Hạch toán kế toán nhà hàng – khách sạn theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Hạch toán kế toán nhà hàng – khách sạn theo phương pháp kê khai thường xuyên
3. Cơ quan nào sẽ có quyền cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm?
Trong thủ tục xin được cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, việc bạn xác định nơi đăng ký giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm rất quan trọng, bởi vì có nhiều cơ quan cơ thể cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tùy thuộc vào loại hình cơ sở sản xuất kinh doanh đang thực hiện:
3.1 Bộ y tế cấp giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm cho những cơ sở đáp ứng đủ điểu kiện
– Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm để hoạt động kinh doanh, sản xuất về thực phẩm chức năng
– Vệ sinh an toàn thực phẩm ở những cơ sở sản xuất kinh doanh phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ trong việc chế biến thực phẩm
– Vệ sinh an toàn thực phẩm với những sản phẩm yến sào, nhân sâm, đông trùng hạ thảo, linh chi.
3.2 Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm – sở y tế cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
– Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho quán ăn, nhà hàng và quán cà phê
– Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm với nước đóng chau, nước đá, nước uống đóng chai
– Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm với đơn vị khách sạn
– Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm với bếp ăn tập thể
3.3 Sở nông nghiệp cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
– Giấy tờ đáp ứng đủ điều kiện về an toàn thực phẩm để có thể kinh doanh rau, củ, quả
– Đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất cà phê bột, cà phê hòa tan
– Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm với những cơ sở sản xuất, kinh doanh chè
– Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm với những cơ sở có mô hình sản xuất đậu phộng, đầu nành, mè,….
3.4 Sở công thương cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
– Vệ sinh an toàn thực phẩm với các cơ sở hoạt động sản xuất bánh kẹo.
– An toàn thực phẩm với những cơ sở sản xuất kinh doang sữa, sản phẩm từ sữa.
– Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm với cửa hàng tiện lợi, siêu thị.
⇒ Đây chính là những cơ quan ban ngành sẽ cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho các mô hình kinh doanh, dịch vụ thực phẩm đăng ký. Chủ cơ sở cũng cần phải biết rõ mô hình của đơn vị mình để nộp đơn xin đúng nơi.
4. Quy trình, thủ tục để xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Để đơn vị của bạn có thể tự do vào tham gia hoạt động kinh doanh, sản xuất, việc trang bị cho mình kiến thức nhất định về cách thức làm giấy tờ chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là không thể nào thiếu. Những bước để được cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm bạn cần phải nắm rõ:
BƯỚC 1: Nộp hồ sơ xin được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tại Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm hay là cục an toàn vệ sinh thực phẩm.
BƯỚC 2: Bạn cần phải nộp lệ phí bao gồm:
-
Chi phí cấp giấy chứng nhận lần 1
-
Nộp phí xét duyệt hồ sơ, phí kiểm tra thực tế tại địa điểm sản xuất kinh doanh khi đã xin được giấy phép.
- Phí kiểm tra định kỳ khi đã có giấy phép.
BƯỚC 3: Khi hồ sơ bạn đã hợp lệ, chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm hay cục an toàn vệ sinh thực phẩm tổ chức Đoàn kiểm tra thực tế. Kết quả kiểm tra sẽ được ghi vào biên bản thực tế
BƯỚC 4: trong vòng 15 ngày, kể từ khi Chi cục an toàn vệ thực phẩm hay cục an toàn vệ sinh thực phẩm nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, kiểm tra thực tế đảm bảo được điều kiện đưa ra cho địa điểm kinh doanh, sản xuất thực phẩm thì sẽ được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Với trường hợp không đủ điều kiện và bị từ chối thì sẽ có văn bản gửi lại đơn vị bạn, nêu rõ lý do.
BƯỚC 5: Trường hợp kết quả khảo sát thực tế không đạt, trên biên bản cũng ghu rõ thời hạn sẽ kiểm tra lại (không quá 3 tháng), nếu như kết quả vẫn chưa đạt thì sẽ bị đoàn lập biên bản, đề nghị đình chỉ hoạt động.
Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về nghiệp vụ kế toán cần tháo gỡ MỜI BẠN THAM GIA ĐẶT CÂU HỎI để giải đáp NGAY LẬP TỨC bởi đội ngũ kế toán trưởng tại Group CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN: https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan
Qua những thông tin trên của Trung tâm đào tạo kế toán Việt Hưng chắc chắn bạn cũng đã có thêm được kiến thức về việc thực hiện hồ sơ, quy trình, thủ tục nộp hồ sơ để được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Đây là một trong những giấy tờ bắt buộc theo quy định của pháp luật với cơ sở sản xuất, kinh doanh về thực phẩm.