Hướng dẫn quyết toán thuế TNDN bị lỗ mới nhất | Kế toán Việt Hưng

Quyết toán thuế TNDN bị lỗ – Quyết toán thuế TNDN là công việc mà kế toán thuế bắt buộc phải làm khi kết thúc năm tài chính. Tuy nhiên không phải kế toán thuế nào cũng tự tin khi quyết toán nếu không kịp thời cập nhật và áp dụng những quy định luật thuế mới nhất. Và với trường hợp doanh nghiệp bị lỗ thì sẽ quyết toán thuế TNDN như thế nào chính xác nhất? Đó cũng là câu hỏi của rất nhiều bạn kế toán thuế khi lần đầu tiên gặp trường hợp lỗ quan tâm hiện nay.

quyết toán thuế tndn bị lỗ
Hướng dẫn quyết toán thuế TNDN bị lỗ mới nhất | Kế toán Việt Hưng

Nhằm giúp doanh nghiệp biết được cách quyết toán thuế TNDN với trường hợp bị lỗ sẽ xử lý như thế nào đúng luật quy định nhất. Kế Toán Việt Hưng sẽ chia sẻ những kiến thức chi tiết nhất về lỗ khi quyết toán thuế TNDN.

1. Doanh nghiệp lỗ có phải quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp không?

Khoản 2, Điều 9 thông tư 78/2014/TT-BTC quy định:

“2. Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập (thu nhập chịu thuế đã trừ thu nhập miễn thuế) của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

Doanh nghiệp tạm thời chuyển lỗ vào thu nhập của các quý của năm sau khi lập tờ khai tạm nộp quý và chuyển chính thức vào năm sau khi lập tờ khai quyết toán thuế năm”.

– Doanh nghiệp có số lỗ giữa các quý trong cùng một năm tài chính thì được bù trừ số lỗ của quý trước vào các quý tiếp theo của năm tài chính đó. Khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp xác định số lỗ của cả năm và chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những năm tiếp sau năm phát sinh lỗ theo quy định nêu trên.

– Doanh nghiệp tự xác định số lỗ được trừ vào thu nhập theo nguyên tắc nêu trên. Trường hợp trong thời gian chuyển lỗ có phát sinh tiếp số lỗ thì số lỗ phát sinh này (không bao gồm số lỗ của kỳ trước chuyển sang) sẽ được chuyển lỗ toàn bộ và liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

– Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp xác định số lỗ doanh nghiệp được chuyển khác với số lỗ do doanh nghiệp tự xác định thì số lỗ được chuyển xác định theo kết luận của cơ quan kiểm tra, thanh tra nhưng đảm bảo chuyển lỗ toàn bộ và liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ theo quy định.

– Quá thời hạn 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ, nếu số lỗ phát sinh chưa chuyển hết thì sẽ không được chuyển vào thu nhập của các năm tiếp sau.

=>Như vậy, Doanh nghiệp lỗ vẫn tiến hành quyết toán thuế như bình thường. Khi xác định được thu nhập tính thuế của doanh nghiệp nhỏ hơn 0. Doanh nghiệp xác định số lỗ và tiến hành chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ, tuy nhiên tối đa không quá 5 năm tính từ năm bắt đầu chuyển lỗ (tức năm tiếp theo của năm phát sinh lỗ). Nếu trong quá trình chuyển lỗ doanh nghiệp có phát sinh thêm lỗ thì số lỗ mới phát sinh được chuyển tương tự cho tối đa 5 năm tài chính tiếp theo (tính từ năm liền sau năm phát sinh lỗ)

Ví dụ:

+ Năm 2019 Kế Toán Việt Hưng có phát sinh lỗ 8 tỷ đồng

+ Năm 2020 có phát sinh thu nhập tính thuế lãi 10 tỷ đồng

=> Thì toàn bộ số lỗ phát sinh năm 2019 là 8 tỷ đồng được chuyển vào doanh thu năm 2020 do số lỗ nhỏ hơn lãi nên được kết chuyển toàn bộ.

2. Hướng dẫn quyết toán thuế TNDN bị lỗ mới nhất

2.1 Nguyên tắc chuyển lỗ

 Dựa theo điều 9 của thông tư 78/2014/TT-BTC, ta có nguyên tác chuyển lỗ quyết toán thuế TNDN như sau:

 – Trên tờ quyết toán thuế TNDN (03/TNDN) năm nay (năm đang làm tờ khai quyết toán): Có chỉ tiêu C4 – Thu nhập tính thuế phát sinh dương. (tức là có thu nhập bị tính thuế)

– Có số lỗ của các năm trước (được chuyển trong vòng 5 năm – Ví dụ quyết toán năm 2019 thì được chuyển từ năm 2013 đến 2018): chưa được chuyển hoặc chưa chuyển hết. Để xác định được các năm trước lỗ bao nhiêu thì các bạn căn cứ vào:

+ Chỉ tiêu C4 – TNTT của các năm đó: phát sinh âm (giá trị ở trong ngoặc) là năm đó lỗ.

+ Số lỗ còn được chuyển: Thông qua phụ lục chuyển lỗ 03-2A/TNDN của các năm trước đã thực hiện khi năm đó lãi.

– Số lỗ được chuyển toàn bộ và liên tục nhưng không được lớn hơn số lãi.

2.2 Các bước chuyển lỗ quyết toán thuế TNDN mới nhất

Bước 1 : Đăng nhập vào phần mềm HTKK

thuế tndn
Truy cập phần mềm HTKK

Bước 2:  Chọn “Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp”

quyết toán thuế tndn bị lỗ
Mục Thuế thu nhập doanh nghiệp

Bước 3: Chọn “Quyết toán thuế TNDN (03/TNDN)” 

quyết toán thuế tndn
Mục Quyết toán Thu nhập doanh nghiệp năm

Bước 4: Chọn “Phụ lục 03-2A/TNDN”,

quyết toán thuế tndn bị lỗ
Chọn kỳ tính thuế

+ Phụ lục 03-2A/TNDN sẽ hiện ra như hình sau:

quyết toán thuế tndn
Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

– Cách điền các chỉ tiêu trên phụ lục 03-2A/TNDN:

+ Cột 1: có 5 dòng tương ứng với 5 năm được chuyển lỗ gần nhất ở Cột 2

+ Cột 3: Số lỗ phát sinh: Là tổng số lỗ của các năm ở cột 2 : căn cứ để đưa vào Cột này là giá trị âm của chỉ tiêu C4 của các năm tương ứng của cột 2 đó.

+ Cột 4: số lỗ đã chuyển trong các kỳ tính thuế trước: ghi tổng số lỗ đã được chuyển trong các kỳ tính thuế trước của từng năm. (Chú ý: kỳ trước là trước năm chúng ta đang thực hiện Quyết toán chứ không phải trước năm đó).

+ Cột (5): Số lỗ được chuyển trong kỳ tính thuế này:

Mẹo nhỏ:

+ Số lãi phát sinh trong kỳ (kiểm tra xem C4 (Trên 03/TNDN) đang dương bao nhiêu => để ra số lỗ tối đa được chuyển)

+ Số lỗ còn được chuyển (Kiểm tra Cột 6 (trên 03-2A/TNDN) – Xem chúng ta còn bao nhiêu lỗ để chuyển của năm đó)

=>Lỗ của năm nào chuyển đúng dòng của năm đó, phải chuyển toàn bộ và liên tục nhưng tối đa bằng số lãi (giá trị dương ở C4)

XEM THÊM:

Cách chuyển lỗ thuế TNDN giữa các năm

7 nguyên tắc trong quyết toán thuế TNDN cần cẩn trọng

Trên đây Kế toán Việt Hưng đã hướng dẫn chi tiết cách quyết toán thuế TNDN bị lỗ một cách nhanh và đơn giản nhất, mong rằng sẽ đáp ứng được yêu cầu của bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã theo dõi và hẹn gặp lại ở các bài viết tiếp theo.

Chúc các bạn làm kế toán thành công!

 

 

 

 

 

 

 

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...