7 nguyên tắc trong quyết toán thuế TNDN cần cẩn trọng

Quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp hàng năm là công việc quan trọng mà kế toán phải làm hàng năm. Việc Lập Tờ khai quyết toán thuế đòi hỏi kế toán không chỉ có nghiệp vụ kế toán tốt mà cần phải  hiểu rõ về luật thuế, chế độ kế toán và rất nhiều các kỹ năng khác. Sau đây Kế toán Việt Hưng sẽ liệt kê 7 nguyên tắc trong quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp cần cẩn trọng để các bạn cùng tham khảo.

 

quyết toán thuế
7 nguyên tắc trong quyết toán thuế TNDN cần cẩn trọng

1. Hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

– Tờ khai bắt buộc:

+ Tờ khai quyết toán thuế TNDN theo mẫu số 03/TNDN (ban hành kèm Thông tư 151/2014/TT-BTC).

+ Phụ lục 03-1A/TNDN: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (Dành cho các ngành sản xuất, thương mại, dịch vụ)

+ Phụ lục 03-1B/TNDN: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (Dành cho NNT thuộc các ngành ngân hàng, tín dụng)

+ Phụ lục 03-1C/TNDN: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (Dành cho NNT là các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán)

– Các phụ lục có thể kèm theo

+ Phụ lục 03-2A/TNDN: Chuyển lỗ từ hoạt động kinh doanh

+ Phụ lục 03-2B/TNDN: Chuyển lỗ từ chuyển quyền sử dụng đất và quyền thuê đất

+ Phụ lục 03-3A/TNDN: Thuế TNDN được ưu đãi

+ Phụ lục 03-3B/TNDN: Thuế TNDN được ưu đãi (dành cho dự án đầu tư mở rộng)

Và một số phụ lục khác nếu có

+ Đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết thì phải làm thêm các phụ lục về giao dịch liên kết như: GDLK-01, GDLK-02,….

2. Các nguyên tắc trong quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

2.1. Thời điểm xác định doanh thu tính thuế Thu nhập doanh nghiệp

Căn cứ áp dụng

+ Điều 5 Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014

+ Điều 3 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015

Đối với hoạt động bán hàng hóa:là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người mua

Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ: là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc hoàn thành từng phần việc cung ứng dịch vụ

 – Đối với hoạt động xuất khẩu: là thời điểm hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan (Theo khoản 7 Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC)

– Đối với hoạt động bán hàng trả góp, trả chậm: là tiền bán hàng hóa, dịch vụ trả tiền một lần không bao gồm tiền lãi trả góp, tiền lãi trả chậm.

– Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi: là giá bán của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời điểm trao đổi

– Đối với hoạt động gia công hàng hóa: là tiền thu về hoạt động gia công

– Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt:là giá trị công trình, giá trị hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng công trình xây dựng, lắp đặt nghiệm thu

Chú ý: Đối với hoạt động bán hàng khác (ít phát sinh) thì các bạn có thể tham khảo thêm tại Thông tư

2.2 Kiểm tra và hoàn thiện hồ sơ, chứng từ cho các khoản chi phí hợp lý, không hợp lý

Xác định đúng các khoản chi phí hợp lý và không hợp lý khi tính thuế Thu nhập doanh nghiệp. Quy định về các khoản chi phí được trừ và không được trừ khi tính thuế TNDN thì các bạn có thể tham khảo tại

+ Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015

+ Thông tư 25/2018/TT-BTC ngày 16/03/2018

Theo Luật kế toán: thì khi phát sinh các khoản chi phí tại doanh nghiệp thì kế toán phải hạch toán vào sổ sách kế toán

Theo Luật thuế: thì những khoản chi phí chưa đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của luật thuế thì phải hoàn thiện và bổ sung. Trường hợp nếu các khoản chi đó được xác định là chi phí không hợp lý thì kế toán phải loại ra trước khi tính thuế TNDN

Cách xử lý các khoản chi phí không hợp lý trước khi tính thuế TNDN trong một số trường hợp như sau:

*) Thanh toán bằng tiền mặt đối với các hóa đơn GTGT có tổng tiền cả VAT từ 20.000.000 đồng trở lên

Sẽ bị loại trừ trước khi tính thuế TNDN (ghi vào chỉ tiêu B4 của Tờ khai 03/TNDN)

*) Mua các mặt hàng sau đây không có hóa đơn, chứng từ

Theo quy định của Thông tư 78/2014/TT-BTC thì phải lập Bảng kê mẫu 01/TNDN

*) Phần trích khấu hao TSCĐ tương ứng với nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống

– Sổ kế toán: Phần trích khấu hao TSCĐ tương ứng với nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe vẫn hạch toán bình thường

Trên tờ khai quyết toán thuế TNDN cuối năm mẫu 03/TNDN: sẽ điền vào chỉ tiêu B4 để loại ra trước khi tính thuế TNDN.

*) Phần chi trang phục cho người lao động

+ Nếu chi bằng tiền không vượt quá 5 triệu đồng/người/năm

+ Nếu chi bằng hiện vật thì phải có hóa đơn, chứng từ

– Sổ kế toán: Phần chi vượt mức 5 triệu đồng/người/năm vẫn hạch toán bình thường

Trên tờ khai quyết toán thuế TNDN cuối năm mẫu 03/TNDN: sẽ điền vào chỉ tiêu B4 để loại ra trước khi tính thuế TNDN.

*) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty TNHH MTV (do một cá nhân làm chủ)

– Sổ kế toán: Phần tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty TNHH MTV (do một cá nhân làm chủ) vẫn hạch toán bình thường

Trên tờ khai quyết toán thuế TNDN cuối năm mẫu 03/TNDN: sẽ điền vào chỉ tiêu B4 để loại ra trước khi tính thuế TNDN.

*) Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính

Sổ kế toán: Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính vẫn hạch toán vào TK 811

Trên tờ khai quyết toán thuế TNDN cuối năm mẫu 03/TNDN: sẽ điền vào chỉ tiêu B4 để loại ra trước khi tính thuế TNDN.

*) Chi phí lãi vay: của các đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt nam công bố tại thời điểm vay

Sổ kế toán: Phần chi phí lãi vay vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản Ngân hàng vẫn được hạch toán vào TK 635

Trên tờ khai quyết toán thuế TNDN cuối năm mẫu 03/TNDN: sẽ điền vào chỉ tiêu B4 để loại ra trước khi tính thuế TNDN.

3. Kiểm tra và hoàn thiện hóa đơn đầu vào, đầu ra

3.1. Kiểm tra hóa đơn GTGT đầu ra

– Kiểm tra lại toàn bộ từng hóa đơn một về: thông tin, nội dung trên hóa đơn GTGT đầu ra đã phát hành trong năm tính thuế xem có sai sót gì không, có thiếu gì không

Ví dụ:

+ Hóa đơn sai phải thu hồi, thì đã có biên bản thu hồi hóa đơn chưa

+ Những hóa đơn xuất cho bán bộ công nhân viên thì phải phát hành hóa đơn đầu ra

3.2. Kiểm tra hóa đơn GTGT đầu vào

– Các hóa đơn GTGT có đủ điều kiện khấu trừ thuế GTGT

+ Hóa đơn GTGT mua của 1 đơn vị trong cùng một ngày không được vượt quá 20.000.000 đồng

+ Hóa đơn GTGT từ 20.000.000 đồng cả VAT trở lên phải được thanh toán bằng chuyển khoản

+ Đến khi quyết toán thuế TNDN mà thời hạn thanh toán tiền đã hết thì phần thuế này bị loại ra và không được khấu trừ thuế

– Các hóa đơn GTGT đã kê khai khấu trừ thuế có đủ không, nếu không thì phải tìm và lưu trữ cho đầy đủ, tránh thất lạc hóa đơn sau này sẽ bị phạt rất nặng

4. Kiểm tra lại toàn bộ các nghiệp vụ hạch toán kế toán, sổ sách, chứng từ kế toán

– Kiểm tra lại toàn bộ các nghiệp vụ kế toán phát sinh

– Kiểm tra lại toàn bộ công nợ khách hàng phải thu, phải trả

– Đối chiếu số liệu giữa sổ chi tiết và sổ tổng hợp

– Kiểm tra lại toàn bộ chứng từ kê khai thuế từng tháng, quý

– Điều chỉnh các sai sót, lập sổ sách kế toán

5. Ước tính tỷ lệ để nộp đủ 80% thuế TNDN trước ngày 30/1/N+1

Theo Điều 17 Thông tư 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 quy định thì

Thực chất, thuế Thu nhập doanh nghiệp tạm tính thì một quý mới làm một lần. Nếu hàng quý không phát sinh thuế TNDN tạm tính thì không phải lập tờ khai và không phải nộp thuế TNDN tạm tính quý. Nhưng nếu hàng quý phát sinh thuế thu nhập tạm tính thì kế toán phải nộp tiền thuế vào tháng 4/N, tháng 7/N, tháng 10/N và tháng 1/N+1.

quyết toán thuế

⇒ Chú ý: Lập Báo cáo quyết toán thuế TNDN năm và tạm nộp thuế TNDN trước ngày 30/1/N+1, sao cho số thuế tạm nộp >=80% số thuế phải nộp của năm quyết toán thuế

 6. Xem doanh nghiệp có được ưu đãi về thuế TNDN 

Quy định tại

– Điều 18 đến điều 22 Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014

– Điều 5 Thông tư 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014

– Điều 6 Thông tư 119/2014/TT-BTC ngày 25/08/2014

– Điều 10 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015

– Điều 5 Thông tư 130/2016/TT-BTC ngày 12/08/2016

Nếu doanh nghiệp được ưu đãi về thuế thì kế toán cần chuẩn bị hồ sơ, chứng từ để được miễn giảm thuế.

7. Nộp đầy đủ hồ sơ và tiền thuế đúng thời hạn quyết toán thuế

*) Quy định về mức  phạt chậm nộp tiền thuế Thu nhập doanh nghiệp

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư 130/2016/TT-BTC ngày 12/08/2016

Số tiền phạt=Số tiền thuế chậm nộpx0.03%xSố ngày chậm nộp

*) Quy định về mức phạt chậm nộp hồ sơ khai thuế Thu nhập doanh nghiệp

Theo Điều 9, Thông tư 166/2013/TT-BTC

Xử phạt đối với hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định 

  1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 05 ngày mà có tình tiết giảm nhẹ.
  2. Phạt tiền 700.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 400.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 1.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày (trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này).
  3. Phạt tiền 1.400.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không dưới 800.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 2.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 10 ngày đến 20 ngày.
  4. Phạt tiền 2.100.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 1.200.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 3.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 20 ngày đến 30 ngày.
  5. Phạt tiền 2.800.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 1.600.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 4.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 30 ngày đến 40 ngày.
  6. Phạt tiền 3.500.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 2.000.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 40 ngày đến 90 ngày.

b) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định trên 90 ngày nhưng không phát sinh số thuế phải nộp hoặc trường hợp quy định tại Khoản 9 Điều 13 Thông tư này. 

c) Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp (trừ trường hợp pháp luật có quy định không phải nộp hồ sơ khai thuế).

d) Nộp hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý quá thời hạn quy định trên 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế nhưng chưa đến thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm.”

Trên đây Kế toán Vệt Hưng đã hướng dẫn các bạn những điểm cần lưu ý khi quyết toán Thuế thu nhập doanh nghiệp cuối năm. Nhằm giúp các bạn có thể làm tốt hơn công việc quyết toán thuế cuối năm của mình. Mọi thắc mắc các bạn có thể liên hệ với Kế toán Việt Hưng để được hướng dẫn chi tiết hơn.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận