Cách hạch toán thu phí trong các đơn vị HCSN theo Thông tư 107
Ngày 10/10/2017, Bộ Tài chính ban hành thông tư 107/2017/TT – BTC hướng dẫn chi tiết chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp và được áp dụng từ ngày 01/01/2018.
Thông tư hướng dẫn Chế độ kế toán áp dụng cho cơ quan nhà nước. Đơn vị sự nghiệp công lập, trừ các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư được vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp. Áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định hiện hành; tổ chức, đơn vị khác có hoặc không sử dụng ngân sách nhà nước. Thông tư đã kế thừa những ưu điểm, khắc phục tồn tại, hạn chế của Chế độ kế toán Hành chính, sự nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006, Thông tư số 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính.
Trong bài viết này, tôi xin đưa ra một số điểm thay đổi trong việc theo dõi, hạch toán hoạt động thu phí phát sinh tại các đơn vị Hành chính sự nghiệp.
1. Khi hạch toán tài khoản thu phí được khấu trừ để lại phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, áp dụng cho các đơn vị hành chính
Tài khoản này áp dụng cho các đơn vị hành chính, sự nghiệp để phản ánh các khoản phí thu được từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện hoặc số phí thu được từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện mà đơn vị được khấu trừ (đối với đơn vị sự nghiệp công lập), để lại (đối với cơ quan nhà nước) theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí;
Thứ hai, phản ánh vào TK 337- Tạm thu (3373)
khi phát sinh các khoản thu phí, lệ phí đơn vị phản ánh vào TK 337- Tạm thu (3373). Định kỳ, đơn vị xác định số phải nộp NSNN theo quy định của pháp luật phí, lệ phí (hoặc nộp cấp trên (nếu có), phần được khấu trừ, để lại đơn vị là nguồn thu của đơn vị và hạch toán vào TK 014- Phí được khấu trừ, để lại. Đồng thời, căn cứ vào số đã chi từ nguồn phí được khấu trừ để lại (trừ phần để đầu tư, mua sắm TSCĐ; mua sắm nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập kho) để kết chuyển từ TK 337- Tạm thu (3373) sang TK 514- Thu phí được khấu trừ, để lại (đơn vị có thể kết chuyển từ TK 337 sang TK 514 đồng thời với chi phí phát sinh hoặc kết chuyển định kỳ tương ứng với số chi phí đã phát sinh);
Thứ ba, là khoản thu 1 lần nhưng đơn vị sử dụng trong nhiều năm
đối với phần phí được khấu trừ, để lại dùng để đầu tư, mua sắm TSCĐ, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập kho (xuất dùng dần) là khoản thu 1 lần nhưng đơn vị sử dụng trong nhiều năm (hoặc xuất sử dụng dần trong năm), khi đơn vị mua TSCĐ hoặc mua nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập kho, kế toán sẽ kết chuyển từ TK 337- Tạm thu (3373) sang TK 366- Các khoản nhận trước chưa ghi thu. Cuối năm, căn cứ vào số khấu hao TSCĐ đã trích trong năm và tình hình xuất kho nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ sử dụng trong năm, kế toán kết chuyển từ TK 366- Các khoản nhận trước chưa ghi thu sang TK 514- Thu phí được khấu trừ, để lại tương ứng với số khấu hao đã trích và số nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ đã xuất sử dụng;
Thứ tư, cuối năm kết chuyển vào TK 911
cuối năm, toàn bộ số phí được khấu trừ, để lại được kết chuyển vào TK 911- Xác định kết quả (9111) để xác định thặng dư (thâm hụt). Việc xử lý số chênh lệch thu lớn hơn chi của số phí được khấu trừ, để lại được thực hiện theo quy định hiện hành.
2. Tài khoản dùng để phản ánh các khoản thu phí được khấu trừ để lại.
3. Phương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu
Nghiệp vụ 1: Khi thu được phí, lệ phí, ghi:
Nợ TK 111, 112…
Có TK 138- Phải thu khác (1383), hoặc
Có TK 337- Tạm thu (3373).
Nghiệp vụ 2: Định kỳ (hoặc hàng tháng), đơn vị thực hiện:
a) Xác định số phí, lệ phí phải nộp nhà nước theo quy định, ghi:
Nợ TK 337-Tạm thu (3373)
Có TK 333- Các khoản phải nộp nhà nước (3332).
b) Xác định số được khấu trừ, để lại đơn vị, ghi:
Nợ TK 014- Phí được khấu trừ, để lại (tổng số phí được khấu trừ, để lại).
Nghiệp vụ 3: Khi sử dụng số phí được khấu trừ, để lại
3.1 Trường hợp sử dụng số phí được khấu trừ, để lại để chi cho các hoạt động thu phí
(Trừ mua nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập kho và TSCĐ), ghi:
Nợ TK 614- Chi phí hoạt động thu phí
Có các TK 111,112.
Đồng thời, ghi:
Có TK 014- Phí được khấu trừ, để lại (chi tiết TK tương ứng).
Đồng thời hoặc định kỳ, xác định số được khấu trừ, để lại để chi cho hoạt động thu phí (trừ số phí được khấu trừ, để lại đơn vị dùng để đầu tư, mua sắm TSCĐ, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập kho), tương ứng với số đã chi từ nguồn phí được khấu trừ để lại, ghi:
Nợ TK 337- Tạm thu (3373)
Có TK 514- Thu phí được khấu trừ, để lại.
3.2 Trường hợp sử dụng số phí được khấu trừ, để lại đơn vị dùng để đầu tư, mua sắm TSCĐ, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập kho:
3.2.1 Khi mua TSCĐ; nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập kho, ghi:
Nợ các TK 152, 153, 211, 213
Có các TK 111, 112.
Đồng thời, ghi:
Nợ TK 337- Tạm thu (3373)
Có TK 366- Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36631, 36632).
Đồng thời, ghi:
Có TK 014- Phí được khấu trừ, để lại (chi tiết TK tương ứng).
3.2.2 Định kỳ, tính khấu hao TSCĐ hoặc xuất nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ sử dụng cho hoạt động thu phí, ghi:
Nợ TK 614- Chi phí hoạt động thu phí
Có các TK 152, 153, 214.
Nghiệp vụ 4: Cuối năm:
4.1 Kết chuyển TK 366 sang TK thu phí được khấu trừ, để lại
Đơn vị căn cứ Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, Bảng tính hao mòn TSCĐ đã trích (tính) trong năm của TSCĐ hình thành từ nguồn phí được khấu trừ, để lại để kết chuyển từ TK 366 sang TK thu phí được khấu trừ, để lại, ghi:
Nợ TK 366- Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36631)
Có TK 514- Thu phí được khấu trừ, để lại.
4.2 Kết chuyển từ TK 366 sang TK 514- Thu phí được khấu trừ, để lại,
Cuối năm, căn cứ vào giá trị nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ mua sắm bằng nguồn phí được khấu trừ, để lại đã xuất sử dụng trong kỳ, kết chuyển từ TK 366 sang TK 514- Thu phí được khấu trừ, để lại, ghi:
Nợ TK 366- Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36632)
Có TK 514- Thu phí được khấu trừ, để lại.
4.3 Cuối năm, căn cứ vào dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, xác định được số tiết kiệm chi từ hoạt động thu phí, ghi:
Nợ TK 337- Tạm thu (3373)
Có TK 514- Thu phí được khấu trừ, để lại.
4.4 Cuối năm, kế toán tính toán, kết chuyển số thu phí được khấu trừ, để lại, ghi:
Nợ TK 514- Thu phí được khấu trừ, để lại
Có TK 911- Xác định kết quả (9111)
Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc liên quan tới thông tư 107 cũng như TSCĐ, các bạn hãy comment ở dưới bài viết này nhé.
Khóa học kế toán online
Khuyến mại
🎀 Đóng 2 khóa: Giảm 10%
🎀 Học viên cũ: Giảm 10%
🎀 Đóng 3 khóa trở lên: Giảm 15%
🎀 Nhóm 2 người trở lên: Giảm 20%
🎀 Nhóm 5 người trở lên: Giảm 30%
➡ Chương trình khuyến mại khác
Ứng dụng – Hỗ trợ
💻 Phần mềm học: Misa, Fast, HTKK …
📚 Giáo trình kế toán online
⏯ Học thử với Video dạy thực tế
👫 Cách học kế toán online
💁 Hỗ trợ tìm việc làm
❓ Hỗ trợ nghiệp vụ miễn phí trọn đời
Học online
– Chủ động thời gian học, cân bằng công việc và gia đình.
– Khai giảng khóa học ngay khi đăng ký.
Chất lượng vượt trội
Đánh giá của học viên
Tôi đã hoàn thành xong khóa học tại Kế toán Việt Hưng. Cảm ơn em Hương giảng viên giỏi rất tận tình chỉ bảo 1:1 cho học viên như tôi. Chúc cho Hương(…)
mình vừa học xong khoá kế toán Cô Tâm dạy… cô dạy dễ hiểu, nhiệt tình… hỗ trợ mình nhiều trong cv… cám ơn cô nhiều nhé…
Gương mặt giáo viên
GV. Hoàng Hoài hiện đang là giáo viên tham gia giảng dạy tại Trung tâm Kế toán Việt Hưng
Giáo viên Nguyễn Mạnh Cường hiện đang giữ chức vụ Kế toán trưởng của tập đoàn khách sạn quốc tế SUNNY, đồng thời là giám đốc điều hành của trung tâm đào tạo Lamketoan.vn.
Xem tất cả gương mặt giáo viên
Toi muốn mua tài liệu hạch toan ve tất ca các hoạt dong trong hanh chinh su nghiep theo thong tu 107
Trung tâm chào bạn! Bạn vui lòng để lại sđt để giáo viên bên mình tư vấn cụ thể cho bạn nhe! Hoặc bạn liên hệ trực tiếp đến sđt hotline
098.868.0223 để được tư vấn ạ! Trân trọng!!!
Anh/ chị vui lòng cho hỏi:
1/ cách chuyển số dư 2017 tài khoản 5111 ( thu học phí) và tài khoản 5118 ( thu hộ) của trường học sang đầu năm 2018 để tiếp tục thanh toán tiếp
2/ Hạch toán lãi tiền gởi thanh toán và phí quản lý tài khoản, phí chuyển tiền
3/ Hạch toán các khoản thu học phí, thu thỏa thuận
tôi là kế toán của 1 sở khoa học. Tôi muốn hỏi về cách hạch toán về chyển tạm ứng và thanh toán tạm ứng kinh phí đề tài khoa học.
Trân trọng cảm ơn.