[ÔN TẬP] Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Đề tài kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương đang là đề tài hot thu hút các bạn sinh viên hướng tới làm báo cáo cho kỳ thực tập tốt nghiệp. Nhằm thống nhất các bài báo cáo tốt nghiệp của các ngành, tuỳ vào các trường – học viện thì sinh viên có thể cập nhật tham khảo cách lập nên một mẫu báo cáo tốt nghiệp chuyên Kế toán cùng Việt Hưng. Nộp bài báo cáo làm đúng theo quy tắc chung tránh các trường hợp làm sai không được công nhận.


> Khái niệm tiền lương và các khoản trích theo lương
Cách tính lương và hình thức để trả lương hiện nay


 kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 2019

 

1. Cách trình bày báo cáo thực tập

1.1 Các quy định về khổ giấy, cỡ chữ, font chữ và vùng trình bày văn bản (lề giấy)

– Khổ giấy: Giấy A4 (21 x 29.7cm)

+ Lề trên: 2,0 – 2,5 cm

+ Lề dưới: 2,0 – 2,5 cm

 

+ Lề trái: 3,0 – 3,5 cm

+ Lề phải: 1,5 – 2,0 cm

– Cỡ chữ: 13 – 14. Đối với đề mục, tên chương trình bày bằng chữ in hoa
– Dãn dòng: dãn dòng đặt ở mức 1.3 của chế độ Multiple

– Dãn đoạn: Before: 3 pt; After: 3 pt

– Font chữ: Times New Roman

– Đánh số trang: vị trí đánh số trang vào góc phải bên dưới trang in (không đánh số trang vào phần header và footer)

– Trình bày tiêu đề trên, tiêu đề dưới theo mẫu tuỳ mỗi trường

1.2 Thứ tự các phần của Báo cáo thực tập

1.2.1 Bìa cứng và bìa gáy

Bìa cứng bao gồm các thông tin sau (xem phụ lục 1):

  • Trường Đại học Hòa Bình (kèm theo biểu tượng của Trường)
  • Khoa Quan hệ công chúng và Truyền thông
  • Tên đề tài
  • Tên, lớp và khoá học của sinh viên viết Báo cáo,
  • Tên các giảng viên hướng dẫn (ghi đầy đủ học hàm và học vị)
  • Tháng và năm viết Báo cáo

Bìa gáy bao gồm các thông tin sau (xem phụ lục):

  • Tên, lớp và khoá học của sinh viên viết Báo cáo
  • Tên Đề tài
  • Tháng và năm viết Đề tài

1.2.2 Bìa mềm

Các nội dung cũng giống như bìa cứng (xem phụ lục 2).

1.2.3 Nhận xét của cơ sở thực tập

Nhận xét của giảng viên hướng dẫn sau khi sinh viên hoàn thành báo cáo tốt nghiệp (ghi rõ họ tên người nhận xét và đóng dấu).

1.2.4 Lời nói đầu

 Phần này trình bày một cách rất khái quát về mục đích của đề tài, đồng thời bao gồm lời cảm ơn đối với những tổ chức và cá nhân đã góp phần trong việc hoàn thiện đề tài

1.2.5 Tóm tắt đề tài

Phần này trình bày những mục đích và các kết luận quan trọng nhất của đề tài với độ dài khoảng 1 trang.  

1.2.6 Mục lục

Phần mục lục liệt kê tên và đánh số trang các chương, các mục lớn trong chương và các mục nhỏ trong các mục lớn. Nếu soạn thảo bằng Microsoft Word, có thể sử dụng chức năng tự động tạo mục lục (Insert/Reference/ Index and Table). Chú ý để có thể sử dụng chức năng này, tiêu đề của chương và của các mục trong chương phải được định dạng kiểu Heading1, 2, 3…

1.2.7 Phần mở đầu

Phần mở đầu sẽ phải giới thiệu được vấn đề mà đề tài cần giải quyết, mô tả được các phương pháp hiện có để giải quyết vấn để, trình bày mục đích của dề tài song song với việc giới hạn phạm vi của vấn đề mà đề tài sẽ tâp trung giải quyết. Phần này cũng sẽ giới thiệu tóm tắt các nội dung sẽ được trình bày trong các chương tiếp theo.

1.2.8 Phần nội dung

* Tổng quan về đơn vị thực tập và công việc đảm nhận.

* Kết quả cụ thể:

  – Số liệu thống kê

 – Các nội dung thực hiện

 – Áp dụng các kiến thức đã học phân tích đánh giá.

Chú ý phân bố chiều dài mỗi chương cho hợp lý. Nói chung các chương nên có chiều dài tương đương nhau (Tổng số trang: 15-20 trang).

1.2.9 Kết luận

Kết luận chung cho các chương trong báo cáo. Nhấn mạnh những vấn đề đã giải quyết đồng thời trình bày các vấn đề vẫn chưa được giải quyết và đưa ra kiến nghị, đề xuất.

1.2.10 Tài liệu tham khảo

Phần này liệt kê danh sách các tài liệu đã được dùng để tham khảo trong quá trình làm đồ án. Chi tiết về cách liệt kê tài liệu tham khảo và cách trích dẫn tài liệu tham khảo sẽ được trình bày ở phần tiếp theo.

1.2.11 Nhật ký thực tập

Mỗi tuần 01 tờ có xác nhận của đơn vị thực tập (tuỳ mỗi trường)

1.2.12 Phiếu chấm điểm và nhận xét của giáo viên hướng dẫn (theo mẫu quy định)

2. Quy trình viết báo cáo thực tập tốt nghiệp

Bước 1. Lựa chọn đề tài, căn cứ vào công việc và thời gian thực tập tại đơn vị thực tập, sinh viên có thể tham gia một hoặc một số công việc phù hợp, nhưng phải được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn.

Bước 2. Viết đề cương sơ bộ, bước này cần hoàn thành trong khoảng 01 tuần đầu tiên của đợt thực tập để gửi cho giáo viên hướng dẫn góp ý và duyệt đề cương.

Bước 3. Viết đề cương chi tiết để gửi cho giáo viên hướng dẫn góp ý, duyệt và gửi lại. Công việc này cần hoàn thành trong khoảng 2 – 3 tuần. Sinh viên phải thực hiện theo đề cương đã được giáo viên hướng dẫn sửa. Nếu có bất kỳ thay đổi nào, phải được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn.

Bước 4. Viết bản thảo của báo cáo tốt nghiệp. Trước khi hết hạn thực tập ít nhất 02 tuần, bản thảo phải hoàn tất và gửi cho giáo viên hướng dẫn góp ý và chỉnh sửa.

Bước 5. Hoàn chỉnh báo cáo, in báo cáo tốt nghiệp, gửi đơn vị thực tập để nhận xét, đóng dấu và nộp bản hoàn chỉnh cho giáo viên hướng dẫn nhận xét và ký tên. Sau đó sinh viên nộp quyển hoàn chỉnh theo lịch chi tiết thông báo của khoa.

3. Lựa chọn chủ đề nghiên cứu và viết báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Đề tài sinh viên lựa chọn và viết báo cáo tốt nghiệp liên quan đến một hay một số nội dung gắn liền với công việc thực tế tại đơn vị thực tập và nghề đào tạo.

VD: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 2019

4. Kết cấu và hình thức trình bày một báo cáo kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

4.1 Kết cấu báo cáo thực tập:     

Kết cấu Báo cáo tốt nghiệp được trình bày rõ ràng, đầy đủ, yêu cầu đánh máy vi tính 1 mặt, như sau:

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG ĐƠN VỊ THỰC TẬP

1.1. Thông tin về đơn vị thực tập:

– Sơ lược về sự hình thành và phát triển của đơn vị.

– Tổ chức và các lĩnh vực hoạt động của đơn vị.

– Tổ chức quản lý sử dụng các nguồn lực của đơn vị.

– Cơ cấu tổ chức.

– Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 – 5 năm.

– Các nội dung khác (tuỳ theo lĩnh vực của đề tài)

1.2. Thông tin về vị trí sinh viên tham gia thực tập:

– Giới thiệu chung về vị trí công tác.

– Đặc điểm, yêu cầu.

– Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ liên quan.

Nội dung bao gồm: Tóm tắt, hệ thống hoá một cách súc tích các thông tin có liên quan.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI MÀ SINH VIÊN CHỌN VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI ĐƠN VỊ/DOANH NGHIỆP THỰC TẬP

Nội dung bao gồm:

2.1. Phân tích đánh giá tình hình thực tế theo chủ đề thực tập tại đơn vị

2.2. Ưu điểm, hạn chế của vấn đề phân tích ở mục 2.1

2.3. Tiến độ thực hiện công việc (các mốc thời gian thực hiện)

Hình chụp minh họa quá trình làm việc thực tế tại đơn vị (làm tới đâu hình chụp tới đó – in màu vào báo cáo thực tập tốt nghiệp).

2.4. Công tác vệ sinh, an toàn lao động.

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG

Nội dung bao gồm

3.1. Các nhận xét, đánh giá thực trạng của quá trình làm việc.

3.2. Các kiến nghị (nếu có)

* KẾT LUẬN

* TÀI LIỆU THAM KHẢO

* NHẬT KÝ THỰC TẬP

* PHỤ LỤC  (các nội dung liên quan)

4.2. Bố cục báo cáo tốt nghiệp

– Trang bìa (theo mẫu)

– Trang phụ bìa (theo mẫu)

– Trang “Lời cảm ơn”

– Trang “Nhận xét của đơn vị thực tập” có dấu tròn (theo mẫu)

– Trang “Nhận xét của giáo viên hướng dẫn” (theo mẫu)

– Trang “Mục lục

– Trang “Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt ” (nếu có)

– Trang “Danh sách các bảng sử dụng ” (nếu có)

– Trang “Danh sách các biểu đồ, đồ thị, sơ đồ, hình ảnh ” (nếu có)

            – Mở đầu

– Chương 1.

                        …

            – Chương 2.

                        ….

            – Chương 3.

– Kết luận

– TÀI LIỆU THAM KHẢO

– NHẬT KÝ THỰC TẬP

– PHỤ LỤC (nếu có)

4.3. Hình thức trình bày báo cáo thực tập:

4.3.1. Quy định định dạng trang

– Khổ trang: A4

– Canh lề trái: 3 cm; Canh lề phải, đầu trang và cuối trang 2 cm.

– Font chữ: Time New Roman, cỡ chữ 13.

– Cách dòng (Line Space): 1.5

– Các đoạn văn cách nhau 1 dấu Enter

4.3.2. Đánh số trang

Đánh theo số (1, 2, 3…), canh giữa ở cuối trang.

Lưu ý: Không ghi tên đề tài, tên sinh viên, tên GVHD,… ở phần header và footer.

4.3.3. Đánh số các đề mục

Đánh theo số thứ tự của chương và số thứ tự của đề mục cấp trên:

CHƯƠNG 1……………

      1.1……..

                  1.1.1……….

                  1.1.2 ………

……

CHƯƠNG 2………..

      2.1…………

                  2.1.1……..

                  2.1.2 …..

……

4.3.4. Đánh số bảng, đồ thị, hình, sơ đồ

Mỗi loại công cụ minh họa (bảng, đồ thị, hình, sơ đồ…) được đặt tên và đánh số thứ tự trong mỗi chương có sử dụng bảng, đồ thị, hình, sơ đồ … để minh họa. Số đầu là số chương, sau đó là số thứ tự của công cụ minh họa trong chương đó.

Ví dụ:  Bảng 2.1 (tức bảng số 1 của chương 2)

4.3.5. Hướng dẫn trình bày và sắp xếp tài liệu tham khảo

4.3.5.1. Trích dẫn trực tiếp

  • Ghi tên tác giả và năm xuất bản trước đoạn trích dẫn:

Trần Văn A (2017): “Trích dẫn”

  • Nếu nhiều tác giả:

Trần Văn A, Nguyễn Văn B (2017): “Trích dẫn”

  • Trích dẫn trực tiếp từ báo cáo, sách… không có tác giả cụ thể:

“Trích dẫn”  (Tên sách, 2017, nhà xuất bản, trang)

4.3.5.2. Trích dẫn gián tiếp

  • Tóm tắt, diễn giải nội dung trích dẫn trước, sau đó ghi tên tác giả và năm xuất bản trong ngoặc đơn.

Trích dẫn” (Nguyễn Văn B, 2017)

  • Hoặc nếu nhiều tác giả thì xếp theo thứ tự ABC.

“Trích dẫn” (Nguyễn Văn A, Trần Văn B, Phạm Văn C, 2017)

4.3.5.3. Quy định về trích dẫn

  • Khi trích dẫn cần:
    • Trích có chọn lọc.
    • Không trích (chép) liên tục và tất cả.
    • Không tập trung vào một tài liệu.
    • Trước và sau khi trích phải có chính kiến của mình.
  • Yêu cầu:
    • Các nội dung trích dẫn phải tuyệt đối chính xác
    • Câu trích, đọan trích để trong ngoặc kép và “in nghiêng”
    • Qua dòng, hai chấm (:), trích thơ, không cần “…”
    • Tất cả trích dẫn đều có CHÚ THÍCH chính xác đến số trang

4.3.5.4. Trình bày tài liệu tham khảo

  • Sách: Tên tác giả (Năm xuất bản). Tên sách. Tên nhà xuất bản. Nơi xuất bản
  • Bài viết in trong sách hoặc bài báo in trong các tạp chí: Tên tác giả (năm xuất bản), “Tên bài báo”. Tên tạp chí. Số tạp chí.
  • Tham khảo điện tử: Tên tác giả (Năm xuất bản). “Tên bài viết”. Tên website. Ngày tháng năm.
  • Các văn bản hành chính nhà nước: Ví dụ: Quốc hội…, Luật Doanh nghiệp số…

4.3.5.5. Sắp xếp tài liệu tham khảo

        Danh mục tài liệu tham khảo được liệt kê trong trang “Tài liệu tham khảo” và sắp xếp theo các thông lệ sau:

  • Tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng ngôn từ (Việt, Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung, Nhật…). Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn, không phiên âm, không dịch.
  • Tài liệu tham khảo phân theo các phần như sau:
    • Các văn bản hành chính nhà nước
    • Sách tiếng Việt
    • Sách tiếng nước ngoài
    • Báo, tạp chí
    • Các trang web
    • Các tài liệu gốc của cơ quan thực tập
  • Tài liệu tham khảo sắp xếp theo thứ tự ABC họ tên tác giả theo thông lệ:
    • Tác giả là người nước ngoài: xếp thứ tự ABC theo họ.
    • Tác giả là người Việt Nam: xếp thứ tự ABC theo tên nhưng vẫn giữ nguyên thứ tự thông thường của tên người Việt Nam. Không đảo tên lên trước họ
    • Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu của tên cơ quan ban hành báo cáo hay ấn phẩm.
    • Nếu tài liệu chưa công bố ghi (Tài liệu chưa công bố); nếu tài liệu nội bộ, ghi (Lưu hành nội bộ)
    • Sắp xếp thứ tự theo chữ cái đầu tiên của tên tác giả, nếu chữ cái thứ nhất giống nhau thì phân biệt theo chữ cái tiếp theo, nếu trùng chữ cái thì phân biệt theo vần, trùng vần thì phân biệt theo dấu thanh: không – huyền – sắc – hỏi – ngã – nặng.
    • Tài liệu nước ngoài ít thì xếp chung, nhiều thì xếp thành mục riêng: Tài liệu trong nước, tài liệu nước ngoài
    • Có thể xếp chung sách và báo hoặc xếp riêng: I. Sách; II. Báo; III. Tài liệu khác.
    • Nhiều người thì ghi: Nhiều tác giả, Nhiều soạn giả, Nhiều dịch giả, xếp theo chữ cái G.
    • Nhiều tác giả nhưng có chủ nhiệm, chủ biên thì ghi tên của chủ nhiệm, chủ biên
    • Nếu xếp chung tài liệu Việt Nam và nước ngòai thì điều chỉnh theo trật tự chung
    • Tên cơ quan, địa phương: sử dụng chữ cuối cùng làm tên tác giả, ví dụ: Tỉnh Lâm Đồng, Viện Dân tộc học, … để xếp theo chữ cái Đ, H.

5. Đánh giá kết quả báo cáo thực tập tốt nghiệp

  • Báo cáo thực tập tốt nghiệp được đánh giá dựa trên các tiêu chí sau:
    • Bố cục và hình thức trình bày
    • Nội dung của báo cáo
    • Thái độ làm việc và mức độ đáp ứng yêu cầu chuyên môn của GVHD
  • Điểm của Báo cáo thực tập tốt nghiệp là điểm của GVHD sau khi sinh viên thực hiện hoàn tất các yêu cầu. Việc chấm điểm báo cáo tốt nghiệp sẽ được tính theo tiến độ thực hiện đề tài và việc liên lạc với giáo viên hướng dẫn (nộp đề cương, nộp các chương theo quy định của giáo viên hướng dẫn).
  • Số lượng báo cáo thực tập tốt nghiệp phải nộp: 01 quyển (có nhận xét của đơn vị thực tập và được đóng dấu tròn), in giấy 1 mặt.
  • Sinh viên phải ký tên vào bảng điểm khi nộp báo cáo thực tập cho khoa.

6. Báo cáo thực tập tốt nghiệp không đạt khi:

  • Cố tình sao chép báo cáo thực tập tốt nghiệp của sinh viên khác.
  • Sao chép trực tiếp từ sách giáo khoa hoặc các nguồn khác mà không đánh dấu trích dẫn. Sao chép nguyên văn của người khác mặc dầu có trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo.
  • Không trích dẫn các nguồn đã sử dụng trong báo cáo thực tập.
  • Sinh viên không thực tập tại cơ sở thực tế.
  • Sinh viên không thực hiện đúng quy định của giảng viên hướng dẫn, Khoa, Trường và cơ sở thực tập trong thời gian thực tập.

Các bạn tải Hướng dẫn chung làm báo cáo TẠI ĐÂY

5. Mẫu VD báo cáo thực tập tốt nghiệp đề tài “kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương”

Chuyên đề tốt nghiệp của gồm 3 chương:

Chương I: Tổng quan về Công ty ABC

Chương II: Thực trạng tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty ABC

Chương III: Nhận xét và một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty ABC

Các bản tải mẫu VD báo cáo thực tậpTẠI ĐÂY 

Chúc các bạn sinh viên học tập thật tốt – báo cáo nhận được điểm cao nhất – Chúc các bạn thành công trong cuộc sống!   


Mẫu quyết định tăng lương nhân viên mới nhất hiện nay
Mức lương tối thiểu vùng mới nhất năm 2019 theo 157/2018/NĐ-CP


0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận