Xử lý hóa đơn mua của công ty bỏ trốn, ngừng hoạt động

Xử lý hóa đơn mua của công ty bỏ trốn, ngừng hoạt động

Việc kê khai, nộp các loại tờ khai – báo cáo các loại thuế hàng kỳ. Là nhiệm vụ quan trọng chủ yếu của các kế toán thuế cho mỗi doanh nghiệp. Nếu được qua đào tạo thì công việc này không hề khó. Tuy nhiên, trên thực tế lại có những tình huống về thuế, hóa đơn, chứng từ,…Mà không phải ai đang làm kế toán thuế cũng xử lý được. Nó đòi hỏi họ phải có các kỹ năng. Cũng như kinh nghiệm làm việc, từng trải với các tình huống tương tự xảy ra thì mới giải quyết ổn thỏa cho doanh nghiệp. Cũng như đối với cơ quan thuế và các cơ quan chức năng. Hóa đơn mua vào là hóa đơn mua của công ty bỏ trốn, ngừng hoạt động do giải thể, phá sản,… Bạn đọc là kế toán thuế đã từng gặp tình huống này chưa?. Cách xử lý thế nào?. Chúng ta cùng chia sẻ cách xử lý hóa đơn mua của công ty bỏ trốn, ngừng hoạt động.

Xem thêm:

Tra cứu hóa đơn, thông tin hóa đơn

Xử lý chi phí đầu vào không có hóa đơn đầu vào

cách xử lý hóa đơn mua của công ty bỏ trốn, ngừng hoạt động

 

1. Kiểm tra doanh nghiệp bỏ trốn, ngừng hoạt động trước khi xử lý hóa đơn mua của công ty bỏ trốn:

Để phát hiện nhà cung cấp của mình có thuộc diện đã bỏ trốn. Ngừng hoạt động hay không, doanh nghiệp có thể thực hiện các cách sau:

– Cập nhật thông báo của cơ quan thuế về danh sách các doanh nghiệp bỏ trốn, ngừng hoạt động. DN tự tra cứu để biết rõ danh sách hoặc gõ mã số thuế của công ty đang có nghi ngờ là bỏ trốn.

– Doanh nghiệp tự xác minh các thông tin của công ty có nghi ngờ bỏ trốn, giải thể,… Bằng cách: đến trực tiếp địa điểm kinh doanh hoặc xin xác minh của họ.

Tuy nhiên, các cách trên đều chỉ có tính tương đối. Bởi, cơ quan thuế chỉ có thông báo danh sách khi DN đã thực sự bỏ trốn, giải thể, phá sản sau một thời gian. Còn nếu tự xác minh thì mất khá nhiều thời gian do nguyên nhân về khoảng cách địa lý.

Vì vậy, DN chỉ nên mua hàng của những công ty quen biết. Hoặc cần tìm hiểu rõ thông tin về nhà cung cấp trước khi mua hàng để tránh rủi ro gặp phải hóa đơn mua của công ty bỏ trốn, ngừng hoạt động. Ảnh hưởng không nhỏ đến các quy trình về thuế tại DN.

2. Cách xử lý hóa đơn mua của công ty bỏ trốn, ngừng hoạt động:

Khi phát hiện được hóa đơn đầu vào của DN mình là của công ty bỏ trốn, ngừng hoạt động. Thì việc đầu tiên kế toán phải làm đó là:

Xác định xem hóa đơn mua vào này đã phát sinh vào thời điểm trước. Hay sau khi nhà cung cấp đó bỏ trốn, ngừng hoạt động.

– Nếu hóa đơn đầu vào đó phát sinh sau ngày DN bán hàng bỏ trốn. Thì DN mình không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Và đây là khoản chi phí không hợp lý khi tính thuế TNDN.

– Nếu hóa đơn mua vào đó phát sinh trước ngày DN bán hàng bỏ trốn, ngừng hoạt động. Thì cơ quan thuế sẽ kiểm tra xem là có hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa thực tế giữa 2 bên hay không?. Có tiến hành đầy đủ quy trình và chứng từ kế toán hay không?. Có khả năng DN mua bán hóa đơn khống hay không?… Để tiến hành xử lý vi phạm (nếu có).

Khi đã có kết luận cuối cùng của cơ quan thuế. Thì DN được phép khấu trừ thuế GTGT và được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN.

Lưu ý:

Trong trường hợp chưa có kết luận chính thức cuối cùng của cơ quan thuế về việc sử dụng hóa đơn mua của công ty bỏ trốn, ngừng hoạt động thì:

– Nếu DN chưa thực hiện kê khai khấu trừ thuế GTGT:

Cơ quan thuế sẽ thông báo cho DN biết để tạm ngừng việc kê khai khấu trừ thuế GTGT lại và chờ kết luận chính thức.

– Nếu DN đã thực hiện kê khai khấu trừ thuế GTGT:

Cơ quan thuế sẽ thông báo cho DN biết để thực hiện việc điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã khấu trừ. Nhưng nếu DN vẫn khẳng định là có hoạt động mua bán thực tế trước khi công ty đã bỏ trốn, ngừng hoạt động. Thì cơ quan thuế sẽ cho DN thực hiện cam kết trước pháp luật, đồng thời cơ quan thuế sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra các nội dung liên quan đến quy trình cũng như chứng từ kế toán để giải quyết cho DN việc khấu trừ thuế GTGT, hoàn thuế GTGT(nếu có). Nếu phát hiện có hành vi vi phạm thì cơ quan thuế sẽ xử lý vi phạm theo Luật thuế hiện hành.

Như vậy, cách xử lý hóa đơn mua của công ty bỏ trốn hay ngừng hoạt động là một nghệ thuật của người làm kế toán. Tuy nhiên, vẫn rất cần đến sự phối hợp với cơ quan Thuế.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *