Quy định về góp vốn trong công ty cổ phần, công ty TNHH

Công ty Cổ Phần là một thể chế kinh doanh được thành lập do các cổ đông góp vốn với nhau để thành lập và hoạt động trong những lĩnh vực kinh doanh cụ thể. Trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần khác nhau gọi là cổ phần. Các cá nhân hay tổ chức sở hữu được gọi là cổ đông. Vậy quy định về góp vốn và cách hạch toán vốn điều lệ trong công ty cổ phần như thế nào. Chúng ta cùng tìm hiểu các phần sau.

1. Quy định và thời hạn góp vốn của công ty cổ phần

Căn cứ vào nghị định 102/2010/NĐ-CP ban hành ngày 1/10/2010 và có hiệu lực từ ngày 15/11/2010 – Hướng dẫn thi hành luật doanh nghiệp; Căn cứ theo đó là cơ sở để thực hiện thời hạn góp vốn của công ty cổ phần:

Theo Luật Doanh Nghiệp 2005 vốn điều lệ của công ty cổ phần do các cổ đông sáng lập tự thỏa thuận và ghi vào điều lệ của công ty. Nhưng các cổ đông sáng lập có thể mua hoặc không mua hết vốn điều lệ và chỉ cần góp 20% cổ phần phổ thông của mình tại thời điểm Đăng ký kinh doanh. 80% còn lại là cổ phần chào bán (phát hành) sẽ được dùng để huy động vốn thời hạn 03 năm

quy-dinh-gop-von-trong-cty-co-phan-cty-tnhh

Còn theo Nghị định 102/2010/NĐ-CP quy định các cổ đông phải góp đủ theo vốn điều lệ đã đăng ký trong vòng 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Số cổ phần được quyền phát hành bao gồm số cổ phần đã đăng ký mua tại thời điểm đăng ký kinh doanh và số cổ phần sẽ phát hành thêm trong thời hạn 03 năm, kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và được ghi tại Điều lệ công ty.

2. Hình thức góp vốn hiện nay như thế nào

Theo nghị định 222/2014/NĐ-CP (thay thế nghị định 196/2006/NĐ-CP) quy định. Tính từ 01/03/2014 khi góp vốn kinh doanh thì các doanh nghiệp cần phải góp vào tài khoản ngân hàng mà không được góp vốn bằng tiền mặt. Đây là quy định ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp nói chung và kế toán thuế nói riêng.

Vậy cần xử lý về việc góp vốn trong công ty cổ phần như thế nào?

quy-dinh-ve-gop-von-trong-cong-ty-co-phan-cong-ty-tnhh-2

Về mặt hạch toán:

Kế toán cần theo dõi sát sao lượng tiền mặt tồn quỹ tại mọi thời điểm khi hạch toán để có kế hoạch báo cáo các cổ đông góp vốn khi thiếu vốn kinh doanh. Nếu không bổ sung vốn kịp thời làm cho lượng tiền mặt âm là một vấn đề rất vô lý trong kế toán. Tức chúng ta đang hạch toán khống vấn đề tiền mặt.

Về mặt quản lý:

Do việc quy định mọi khoản vốn góp đều phải thông qua ngân hàng; nên khi muốn chuyển đổi hình thức doanh nghiệp cũng như tăng vốn điều lệ trên đăng ký kinh doanh thì cần phải chứng minh lượng vốn góp trước kia đã thực hiện bằng các giấy tờ liên quan như giấy nộp tiền vốn điều lệ vào ngân hàng

3. Cách hạch toán kế toán phần góp vốn trên đăng ký kinh doanh

quy-dinh-ve-gop-von-trong-cong-ty-co-phan-cong-ty-tnhh-1

Căn cứ vốn góp quy định trên đăng ký kinh doanh xác định số vốn góp phải thu

Nợ TK 138

  Có TK 411: Số vốn DKKD

Căn cứ vào chứng từ ngân hàng với nội dung: Ông…. Góp vốn kinh doanh

Nợ TK 112

   Có TK 138- Chi tiết cho ông nguyễn Văn A

Căn cứ vào chứng từ ngân hàng với nội dung: Bà …. Góp vốn kinh doanh

Nợ TK 112

   Có TK 138- Chi tiết bà Nguyễn Thị B

Như vậy chúng ta theo dõi căn cứ trên chi tiết TK 138; để biết được số vốn các cổ đông còn phải nộp vào tài khoản của công ty; để phục vụ hoạt động kinh doanh.

4. Quy định về mức phạt nếu doanh nghiệp không góp đủ vốn theo cam kết

Theo nghị định 155/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/1/2014 tại điều 23. Vi phạm các quy định về thành lập doanh nghiệp.

Phạt tiền từ 5.000.000đ đến 10.000.000đ đối với hành vi không góp vốn đúng thời hạn

Phạt từ 10.000.000đ đến 20.000.000đ với hành vi không góp đủ số vốn như trên đăng ký kinh doanh

Phạt từ 25.000.000đ đến 30.000.000đ với hành vi cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng trị giá thực

Do đó các doanh nghiệp mới thành lập cần căn cứ vào nghị định mới 222/2014 để thực hiện đúng luật tránh sai sót.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...