Kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp có nhiều điểm khác biệt so với kế toán khác. Kế toán Việt Hưng sẽ nêu những đặc điểm hoạt động, nhiệm vụ và nội dung của kế toán đơn vị HCSN để bạn đọc cùng tham khảo.
Đơn vị hành chính sự nghiệp là cách gọi phổ biến đối với các cơ quan hành chính và các đơn vị sự nghiệp. Đây là những đơn vị được Nhà nước thành lập để thực hiện các nhiệm vụ quản lý hành chính, đảm bảo an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế xã hội, v.v…
Các đơn vị này được ngân sách cấp kinh phí và hoạt động theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp. Đơn vị hành chính sự nghiệp có nhiều loại, có chức năng, nhiệm vụ khác nhau, hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau và được chia thành hai nhóm: Các cơ quan hành chính và các đơn vị sự nghiệp.
1. Phân loại các đơn vị HCSN
1. 1 Phân loại theo cơ quan hành chính
– Các cơ quan hành chính (còn gọi là các cơ quan quản lý nhà nước) gồm các cơ quan quản lý hành chính từ Trung ương đến địa phương.
Bao gồm:
- Các cơ quan hành chính ở Trung ương gồm: Chính phủ, các Bộ giúp Chính phủ quản lý các ngành hoặc các lĩnh vực được phân công trong phạm vi toàn quốc.
- Cơ quan hành chính cấp tỉnh gồm: UBND các tỉnh, thành phố và các Sở tham mưu giúp việc cho UBND các tỉnh quản lý các lĩnh vực thuộc ngành mình phụ trách trong địa bàn tỉnh.
- Cơ quan hành chính cấp huyện gồm UBND huyện và các cơ quan giúp việc cho UBND huyện như các Phòng Giáo dục, Phòng Nông nghiệp, Phòng Nội vụ và Phòng Lao động xã hội. UBND xã là cơ quan quản lý hành chính cơ sở trong hệ thống các cơ quan quản lý hành chính ở nước ta (kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp)
Cơ quan hành chính là những đơn vị được thành lập để làm nhiệm vụ quản lý hành chính trong lĩnh vực hoặc địa phương được phân công. Các cơ quan hành chính hoạt động bằng nguồn kinh phí do ngân sách cấp. Đơn vị sự nghiệp là những đơn vị được thành lập để cung cấp dịch vụ công phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội. Tùy theo lĩnh vực hoạt động các đơn vị sự nghiệp này có thể tự chủ kinh phí ở các mức độ khác nhau |
1.2 Phân loại theo đơn vị sự nghiệp
Các đơn vị sự nghiệp là các đơn vị được thành lập để cung cấp các dịch vụ công phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng
a. Căn cứ vào mức độ tự đảm bảo chi hoạt động từ nguồn thu sự nghiệp các đơn vị sự nghiệp được chia thành:
– Đơn vị sự nghiệp có nguồn thu tự đảm bảo toàn bộ kinh phí cho hoạt động thường xuyên là những đơn vị có nguồn thu sự nghiệp đủ trang trải được toàn bộ kinh phí cho hoạt động thường xuyên, Nhà nước không phải cấp kinh phí cho hoạt động của các đơn vị này
– Đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần kinh phí cho hoạt động thường xuyên là những đơn vị có nguồn thu sự nghiệp chưa đủ để trang trải toàn bộ chi phí cho hoạt động thường xuyên của mình, Nhà nước phải cấp một phần ngân sách cho hoạt động thường xuyên của đơn vị. Mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên của các đơn vị này từ 10% đến dưới 100% ví dụ như các trường đại học công lập, bệnh viện,…
– Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, hoặc không có nguồn thu được Nhà nước cấp toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do NSNN bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp do NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động). Các đơn vị sự nghiệp loại này có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên từ 10% trở xuống (kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp)
b. Căn cứ theo lĩnh vực hoạt động, các đơn vị sự nghiệp được phân thành:
– Các đơn vị sự nghiêp giáo dục gồm: Các trường học từ mầm non đến đại học (không bao gồm các trường tư)
– Các đơn vị sự nghiệp y tế bao gồm: Các bệnh viện, các cơ sở khám, chữa bệnh, các trung tâm y tế dự phòng (không bao gồm các bệnh viện tư). Các đơn vị sự nghiệp văn hoá, thể thao bao gồm các viện nghiên cứu về văn hóa, thể thao, các đoàn nghệ thuật, trung tâm chiếu phim, nhà văn hoá, thư viện, bảo tồn bảo tàng, đài phát thanh truyền hình, trung tâm thông tin, báo chí xuất bản, các trung tâm huấn luyện thể dục thể thao, câu lạc bộ thể dục thể thao, v.v…
– Các đơn vị sự nghiệp kinh tế bao gồm các đơn vị sự nghiệp hoạt động hỗ trợ cho sự nghiệp phát triển kinh tế như các viện nghiên cứu kinh tế, các trung tâm nghiên cứu giống cây trồng, vật nuôi…
Các đơn vị sự nghiệp đều có đặc điểm chung là hoạt động bằng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp hoặc tự trang trải bằng nguồn thu sự nghiệp. Đặc điểm này có ảnh hưởng lớn đến công tác kế toán trong các đơn vị HCSN thể hiện trên các mặt:
|
2. Nhiệm vụ của kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp
Theo quy định của Luật Kế toán, để phục vụ cho kiểm tra, kiểm soát tình hình sử dụng và thanh quyết toán các khoản kinh phí được ngân sách cấp phát cũng như các nguồn thu của đơn vị sự nghiệp, kế toán trong các đơn vị HCSN phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
– Phản ánh đầy đủ, trung thực, kịp thời các hoạt động kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến các hoạt động thu và sử dụng nguồn kinh phí ngân sách cấp, các khoản thu sự nghiệp của đơn vị
– Cung cấp thông tin phục vụ cho kiểm tra, kiểm soát, quản lý, sử dụng các khoản kinh phí, khoản thu sự nghiệp theo đúng chế độ hiện hành và theo dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp)
– Góp phần kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vật tư, tài sản, nguồn kinh phí của đơn vị theo đúng chế độ và pháp luật hiện hành
3. Nội dung của kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp
Thực hiện các nhiệm vụ trên, kế toán trong đơn vị HCSN có các nội dung sau:
– Kế toán tiền và các khoản tương đương tiền phản ánh tình trạng và sự biến động của các khoản tiền và tương đương tiền trong đơn vị HCSN như tiền Việt Nam, ngoại tệ, các loại chứng khoán được mua về để bán trong thời gian không quá 3 tháng, v.v…
– Kế toán vật tư và tài sản phản ánh tình trạng và sự biến động của các loại vật tư, tài sản trong quá trình hoạt động của đơn vị HCSN
– Kế toán nguồn kinh phí, quỹ phản ánh tình trạng và sự biến động của các nguồn kinh phí, các khoản quỹ, vốn của đơn vị HCSN (kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp)
– Kế toán các khoản thanh toán phản ánh tình trạng và sự biến động của các khoản thanh toán phát sinh trong quá trình hoạt động của đơn vị HCSN.
– Kế toán khác bao gồm kế toán các khoản thu, chi và xử lý chênh lệch thu, chi liên quan đến hoạt động của đơn vị HCSN, lập báo cáo tài chính, v.v…
Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn đọc thêm kiến thức, tư liệu tham khảo về công việc của kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp. Nếu bạn có định hướng làm việc trong đơn vị hành chính sự nghiệp, hãy nắm rõ đặc điểm hoạt động, nhiệm vụ phải làm trong tổ chức cơ quan đó nhé. Chúc bạn thành công!