Thủ tục thành lập công ty cổ phần

Thành lập công ty là một việc vô cùng quan trọng trong công tác kế toán. Đôi khi những công việc này thường đem lại một số những vướng mắc khó chịu cho nhiều nhân viên mới hay những người chưa từng trải qua công tác khi tự mình đi đăng ký thành lập mới công ty. Sau đây là một số những góp ý về quá trình thành lập công ty cổ phần. Một trong nhiều loại hình doanh nghiệp đang có mặt trên thị trường hiện nay.

Công ty cổ phần là dạng công ty hoạt động theo hình thức cổ đông góp vốn, rất có ưu thế trong thời gian gần đây. Chính vì vậy, nhiều nhà kinh doanh trẻ, khó khăn về vốn thường chọn hình thức công ty cổ phần để phát triển kinh doanh. khác với mô hình của doanh nghiệp nhà nước.

Xem thêm: 

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Công ty hợp danh là gì?

thu-tuc-thanh-lap-cong-ty-co-phan

1. Theo Luật Doanh Nghiệp 2005 thì công ty cổ phần có đặc điểm sau:

– Đại diện Pháp Luật: 1 cá nhân

– Cổ đông có thể là một tổ chức/cá nhân.

– Số lượng cổ đông: tối thiểu là 3 người.

– Có tư cách pháp nhân.

– Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp, số vốn cam kết góp có thể góp bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng hay hiện vật. (Nếu là hiện vật thì cần phải thành lập hội đồng đánh giá lại tài sản). Số vốn góp ban đầu không nhất thiết là phải góp đầy đủ. Mà ta chỉ cần góp một phần trong số vốn cam kết. Số còn lại có thể góp trong thời hạn 36 tháng.

– Được phát hành cổ phiếu

– Cổ đông có thể chuyển nhượng 1 phần hay toàn bộ cổ phần cho cổ đông khác trong công ty. Hoặc người ngoài công ty. Hay có thể yêu cầu công ty mua lại toàn bộ cổ phần của mình sau khi được các cổ đông chấp thuận.

– Mô hình: Phải có Hội đồng cổ đông, Chủ tịch Hội đồng cổ đông, Giám đốc. Công ty Cổ Phần có trên 11 cổ đông phải có Ban kiểm soát.

2. Khi thành lập công ty cổ phần, nhà kinh doanh cần

1. Người thành lập doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật này. Tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền. Và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh.

2. Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký kinh doanh. và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười ngày làm việc. Kể từ ngày nhận hồ sơ; nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thì thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung.

3. Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ; khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Không được yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm các giấy tờ khác không quy định tại Luật này.

4. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gắn với dự án đầu tư. Cụ thể thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.

3. Hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty cổ phần

1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.

2. Dự thảo Điều lệ công ty.

3. Danh sách cổ đông sáng lập và các giấy tờ kèm theo sau đây:

a) Đối với cổ đông là cá nhân: bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác.

b) Đối với cổ đông là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; Văn bản uỷ quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền.

c) Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.

4. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.

5. Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề. Hình thức công ty cổ phần giúp nhà kinh doanh tăng cường huy động vốn, san sẻ gánh nặng kinh doanh để nhanh chóng phát triển doanh nghiệp. Với thị trường Việt Nam, công ty cổ phần được xem là hình thức hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả nhất để giảm thiểu rủi ro.

Xem thêm: Cách lập báo cáo tài chính của công ty cổ phần

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...