Nguyên tắc hạch toán vốn chủ sở hữu theo TT 200

Nguyên tắc hạch toán vốn chủ sở hữu theo TT 200

Theo điều 66, nguyên tắc hạch toán vốn chủ sở hữu theo TT 200 cụ thể được nêu ra như sau:

Nguyên tắc hạch toán vốn chủ sở hữu theo TT 200
Nguyên tắc hạch toán vốn chủ sở hữu theo TT 200

Tham khảo:

Nguyên tắc hạch toán các khoản nợ phải trả

Nguyên tắc kế toán các khoản chi phí theo TT 200

Các khóa học kế toán thực tế

Nguyên tắc kế toán vốn chủ sở hữu theo Thông tư 133

1. Khái niệm vốn chủ sỡ hữu

Vốn chủ sỡ hữu là phần tài sản thuần của các doanh nghiệp. Còn lại là của các cổ đông, thành viên góp vốn chung với chủ sở hữu của doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu được xác định từ các nguồn sau vốn góp của chủ sở hữu.Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hoặc chênh lệch đánh giá tài sản.

2. Nguyên tắc ghi nhận vốn góp

2.1. Nguyên tắc 1

Kế toán không được ghi nhận số vốn góp theo vốn điều lệ trên giấy phép kinh doanh. Các khoản góp vốn, huy động từ các chủ sở hữu phải được tính theo số thực góp. Không được ghi nhận theo số vốn hứa sẽ cam kết của các cổ đông. Đặc biệt, trong trường hợp vốn được ghi nhận bằng tài sản phi tiền tệ. Thì kế toán bắt buộc phải xác định số vốn theo giá trị hợp lí của tài sản đó ngay tại ngày góp vốn.

Về việc nhận góp vốn các tài sản vô hình như bản quyền, thương hiệu, nhãn hiệu,…Chỉ được thực hiện khi có quy định cụ thể của pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép.

2.2. Nguyên tắc 2

Việc sử dụng vốn sở hữu, chênh lệch đánh giá lại tài sản, quỹ đầu tư phát triển doanh nghiệp để bù lại. Đều được dựa theo quyết định của chủ sở hữu và doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ theo các thủ tục đã quy định của pháp luật.

2.3. Nguyên tắc 3

Việc phân phối lợi nhuận chỉ được thực hành sau khi doanh nghiệp thu lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Mọi trường hợp về việc trả cổ tức hoặc lợi nhuận cho chủ sở hữu đều ảnh hưởng đến vốn. Đặc biệt khi trả quá mức số lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Các doanh nghiệp phải bắt buộc thực hiền đầy đủ các thủ tục của pháp luật và điều chỉnh giấy đăng ký giấy kinh doanh.

Hy vọng những chia sẻ ở trên về nguyên tắc hạch toán vốn chủ sở hữu theo TT 200 sẽ giúp ích cho việc phân loại các khoản nợ và hạch toán trong quá trình làm việc của bạn. Để biết thêm thông tin hoặc có thắc mắc xin liên hệ công ty tại đường link https://lamketoan.vn/

 

0 0 Bình chọn
Bình chọn