Lương thử việc & các quy định về lương thử việc năm 2019

Dù bạn là người lao động hay kế toán tiền lương đều phải quan tâm tới mức lương thử việc, các quy định về lương thử việc. Căn cứ vào các quy định được ban hành để thực hiện. Kế toán Việt Hưng sẽ cập nhật cho bạn đọc các quy định về lương thử việc năm 2019.


> Khái niệm tiền lương và các khoản trích theo lương
Cách tính lương và hình thức để trả lương hiện nay


lương thử việc
Lương thử việc & các quy định về lương thử việc

Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.

QUY ĐỊNH VỀ LƯƠNG THỬ VIỆC MỚI NHẤT NĂM 2019

1. Quy định thời gian thử việc

Thời gian thử việc được quy định tại Điều 27 Bộ luật lao động 2012 như sau:

Căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc, người sử dụng lao động chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

  • Đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên là không quá 60 ngày;
  • Đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ là không quá 30 ngày;
  • Đối với công việc khác không quá 6 ngày làm việc.

Tiền lương trong thời gian thử việc được quy định tại Điều 28 Bộ luật lao động 2012 như sau:

  • Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Theo khoản 1 Điều 29 Bộ luật lao động 2012 khi hết thời gian thử việc hoặc trong thời gian thử việc nhưng việc làm thử của người lao động đạt yêu cầu thì trách nhiệm của người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động (về giao kết hợp đồng)

2. Mức lương thử việc

lương thử việc
Mức lương thử việc

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 157/2018/NĐ-CP thì:

Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 3 Nghị định này là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương.

Trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường. Bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động. Hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:

  • Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất;
  •  Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 mức lương tối thiểu vùng đã có thay đổi, tăng cao hơn so với trước đây. Căn cứ theo quy định tại Nghị định 141/2017/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Cụ thể:

Vùng Mức lương áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các vùng
Vùng I4.180.000 đồng/tháng
 Vùng II3.710.000 đồng/tháng
Vùng III3.250.000 đồng/tháng
Vùng IV2.920.000 đồng/tháng

3. Lao động thử việc có phải đối tượng được tham gia BHXH hay không?

lương thử việc
Lao động thử việc có phải đối tượng được tham gia BHXH hay không?

Từ ngày 01/01/2018, Điểm b Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có hiệu lực, theo đó, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được mở rộng hơn so với thời gian trước, cụ thể là thêm đối tượng người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng và người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

Bên cạnh 2đối tượng trên, có một đối tượng nữa cũng đang được các doanh nghiệp quan tâm tại thời điểm hiện tại đó là người lao động trong quá trình thử việc. Do pháp luật đang cho phép thời hạn của hợp đồng thử việc có thể kéo dài tối đa 60 ngày nên quy định mới có hiệu lực của Luật BHXH khiến các doanh nghiệp băn khoăn về vấn đề báo tăng BHXH cho đối tượng này. Vậy hợp đồng thử việc có phải là hợp đồng lao động hay không bởi lẽ quy định pháp luật hiện hành mới chỉ quy định đối tượng người làm việc theo hợp đồng lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc không

Theo Điều 22 Bộ luật Lao động 2012 quy định hợp đồng lao động gồm các loại sau:

  •  Hợp đồng lao động xác định thời hạn.
  •  Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
  •  Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Như vậy hợp đồng thử việc không được ghi nhận là một loại hợp đồng lao động. Vậy nên người lao động làm việc theo hợp đồng thử việc, kể cả trường hợp hợp đồng thử việc từ đủ 01 tháng trở nên cũng không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Kế toán viên, người lao động căn cứ theo các quy định nêu trên để tính toán mức lương thử việc. Và lấy đó làm cơ sở thảo luận hợp đồng thử việc với doanh nghiệp mà người lao động muốn đến làm. Theo đó, mức lương thử việc thấp nhất hàng tháng mà người lao động làm công việc đơn giản nhất có thể được nhận trong năm 2019 sẽ bằng 85% mức lương tối thiểu của từng vùng. Phụ thuộc vào người lao động đó đang làm việc ở vùng nào.


Mẫu quyết định tăng lương nhân viên mới nhất hiện nay
Mức lương tối thiểu vùng mới nhất năm 2019 theo 157/2018/NĐ-CP


0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...