Thông tư 200/2014/TT-BTC ký ban hành ngày 22/12/2014. Và có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01/01/2015. Trong đó có 1 số vấn đề đáng chú ý: bỏ 3 hình thức ghi sổ hình thức nhật ký chung, hình thức nhật ký chứng từ, chứng từ ghi sổ và áp dụng hình thức Nhật ký – sổ cái.
Như vậy, để hướng tới bạn đọc cũng như những kế toán đã, đang làm. Và kế toán mới ra trường hiểu sâu hơn về hình thức nhật ký – sổ cái. Lamketoan.vn chia sẻ kinh nghiệm như sau:
1. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán nhật ký – sổ cái.
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế. (Căn cứ vào các tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là Nhật ký – sổ cái.
Hình thức nhật ký – sổ cái bao gồm các loại sổ: Nhật ký sổ cái, Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Xem thêm: Hình thức kế toán nhật ký chung
2. Trình tự ghi sổ
a) Hàng ngày:
Kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ. Trước hết xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào Nhật ký – Sổ cái. Số liệu của mỗi chứng từ (hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại). Được ghi trên 1 dòng ở cả 2 phần: phần Nhật ký và phần Sổ cái. Bảng tổng hợp chứng từ kế toán được lập cho những chứng từ cùng loại (phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập…) Phát sinh nhiều lần trong một ngày hoặc định kỳ 1 đến 3 ngày.
Chứng từ kế toán và bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại. Sau khi đã ghi sổ Nhật ký – sổ cái được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán có liên quan.
b) Cuối tháng
Sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào Sổ Nhật ký – Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Kế toán tiến hành cộng số liệu của cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần Sổ Cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng. Căn cứ vào số phát sinh các tháng trước và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh luỹ kế từ đầu quý đến cuối tháng này. Căn cứ vào số dư đầu tháng (đầu quý) và số phát sinh trong tháng kế toán tính ra số dư cuối tháng (cuối quý) của từng tài khoản trên Nhật ký – Sổ Cái.
c) Khi kiểm tra, đối chiếu số cộng cuối tháng (cuối quý) trong Sổ Nhật ký – Sổ Cái phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Tổng số tiền của cột phát sinh ở Nhật ký = Tổng số phát sinh Nợ của tất cả các Tài khoản = Tổng số phát sinh Có của tất cả các Tài khoản.
Tổng số dư Nợ các Tài khoản = Tổng số dư Có các Tài khoản
d) Các sổ, thẻ kế toán chi tiết
Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khoá sổ để cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có. Và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng. Căn cứ vào số liệu khoá sổ của các đối tượng lập “Bảng tổng hợp chi tiết” cho từng tài khoản. Số liệu trên “Bảng tổng hợp chi tiết” được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có. Và Số dư cuối tháng của từng tài khoản trên Sổ Nhật ký – Sổ Cái.
Số liệu trên Nhật ký – Sổ Cái và trên “Bảng tổng hợp chi tiết”. Sau khi khóa sổ được kiểm tra, đối chiếu nếu khớp, đúng sẽ được sử dụng để lập báo cáo tài chính.
Mẫu sổ Nhật ký – sổ cái.
Đơn vị:……………………
Địa chỉ:………………….. |
Mẫu số: S01-DN
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) |
NHẬT KÝ – SỔ CÁI
Tháng….năm….
Ngày ghi sổ | Số chứng từ | Ngày chứng từ | Diễn giải | Tài khoản | Số tiền | TK 111 | TK…… | |||
Nợ | có | Nợ | Có | Nợ | Có | |||||
Số dư đầu kỳ | ||||||||||
Tổng số phát sinh | ||||||||||
Số dư cuối kỳ | ||||||||||
– Sổ này có…trang, đánh số từ trang…đến trang…
– Ngày mở sổ:…..
Ngày…tháng…năm…
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
Xem thêm: Mẫu sổ cái theo thông tư 200 và cách lập mẫu sổ cái theo hình thức nhật ký chung