Công việc của kế toán công đoàn trong công tác kế toán

Công việc của kế toán công đoàn trong công tác kế toán được quy định và hướng dẫn cụ thể trong số 270/HD-TLĐ. Khi bạn làm kế toán trong các đơn vị sự nghiệp hay nghiệp vụ công đoàn cần căn cứ vào hướng dẫn số 270 để thực hiện. Kế toán Việt Hưng sẽ nêu chi tiết công việc của kế toán công đoàn mà bạn cần biết.

 

Công việc của kế toán công đoàn
Hướng tới Đại hội XII Công đoàn Việt Nam

CÔNG VIỆC CỦA KẾ TOÁN CÔNG ĐOÀN 

XEM THÊM

Các khoá học Kế toán HCSN tại Việt Hưng

Các Khoá học Kế toán Doanh nghiệp tại Việt Hưng

1. Công tác quản lý tài chính, tài sản của công đoàn cơ sở

  • Lập báo cáo dự toán thu, chi tài chính.
  • Lập báo cáo quyết toán thu, chi tài chính.
  • Công khai tài chính.
  • Quản lý tài sản.
  • Quản lý tiền gửi ngân hàng, quỹ tiền mặt.

2. Công tác kế toán công đoàn cơ sở

2.1. Chứng từ kế toán

Lập chứng từ kế toán

Ký chứng từ kế toán

Danh mục chứng từ kế toán:

  • Bảng thanh toán tiền lương cán bộ công đoàn chuyên trách
  • Bảng thanh toán phụ cấp cán bộ công đoàn.
  • Giấy đi đường
  • Phiếu thu
  • Phiếu chi
  • Giấy đề nghị tạm ứng
  • Giấy thanh toán tạm ứng
  • Biên bản kiểm quỹ tiền mặt
  • Bảng kê chi tiền cho người dự hội thảo, tập huấn
  • Phiếu thăm hỏi đoàn viên
  • Giấy đề nghị trợ cấp khó khăn
  • Quyết định trợ cấp khó khăn
  • Thông báo đóng kinh phí công đoàn
  • Thông báo cấp kinh phí công đoàn
  • Đề nghị đóng kinh phí công đoàn
  • Bản xác nhận về việc đóng kinh phí công đoàn

2.2. Sổ kế toán

Mỗi công đoàn cơ sở có 1 hệ thống sổ kế toán cho 1 kỳ kế toán năm.

a. Trách nhiệm của kế toán

  • Mở sổ, khóa sổ, đóng dấu giáp lai, quản lý, ghi sổ kế toán theo quy định của Chế độ kế toán HCSN.

b. Ghi sổ kế toán

  • Kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lệ để ghi sổ kế toán.Không dùng mực đỏ, chì để ghi sổ kế toán.
  • Chữ viết rõ ràng, liên tục, có hệ thống, khi hết trang phải cộng trang để mang sang đầu trang sau kế tiếp. Khi sửa chữa phải theo đúng phương pháp quy định của Luật Kế toán.

c. Khóa sổ kế toán:

  • Cuối kỳ kế toán, kế toán Công đoàn cơ sở kiểm tra đối chiếu giữa các sổ kế toán, khóa sổ kế toán để cung cấp số liệu lập Báo cáo Tài chính.

d. Danh mục sổ kế toán:

  • Sổ quỹ tiền mặt
  • Sổ tiền gửi ngân hàng
  • Sổ theo dõi TSCĐ và công cụ
  • Sổ đoàn phí
  • Sổ thu, chi tài chính công đoàn cơ sở
  • Sổ theo dõi tạm ứng
  • Sổ theo dõi cấp phát cho CĐCS
  • Sổ theo dõi thu nộp của CĐCS
  • Sổ theo dõi vay, đầu tư tài chính
  • Sổ thu chi quỹ xã hội
  • Sổ theo dõi các khoản phải trả

2.3. Báo cáo tài chính

  • Danh mục báo cáo tài chính
  • Lập báo cáo tài chính.

công việc của kế toán công đoàn

2.4. Kế toán và lập báo cáo thu, chi hoạt động xã hội

  • Công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động xã hội như: Huy động đóng góp của CBCCLĐ, đoàn viên ủng hộ vùng bão lụt, ….
  • Số tiền thu được giao thủ quỹ công đoàn cơ sở quản lý. 
  • Căn cứ chứng từ thu, chi phát sinh, kế toán công đoàn phản ánh vào sổ chi tiết thu, chi quỹ hoạt động xã hội cho từng loại quỹ huy động.
  • Cuối năm lập báo cáo thu, chi các loại quỹ huy động với Ban Chấp hành (Ban Thường vụ) công đoàn cơ sở và công khai đến đối tượng huy động.

2.5. Lưu trữ chứng từ kế toán

a.Tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 10 năm gồm:

  • Chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính,
  • biên bản tiêu hủy tài liệu kế toán lưu trữ
  • Tài liệu khác có liên quan đến ghi sổ kế toán  và lập báo cáo tài chính;
  • Tài liệu kế toán liên quan đến thanh lý, nhượng bán TSCĐ,
  • Tài liệu kế toán và báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành,
  • Tài liệu kế toán liên quan đến thành lập, sáp nhập,.. của đơn vị kế toán, kết luận thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của cơ quan có thẩm quyền.

b.Tiêu hủy tài liệu kế toán:

  • Tài liệu hết thời hạn lưu trữ được tiêu hủy.
  • Chủ tài khoản thành lập hội đồng tiêu hủy tài liệu kế toán
  • Hội đồng tiêu hủy lập danh mục tài liệu tiêu hủy, biên bản tiêu hủy tài liệu kế toán hết thời hạn tiêu hủy trước khi tiêu hủy.

2.6. Bàn giao tài chính

a.Bàn giao tài chính khi thay đổi chủ tài khoản, kế toán, thủ quỹ.

  • Khi thay đổi Chủ tịch Công đoàn cơ sở (Chủ tài khoản). Kế toán khóa sổ kế toán và lập biên bản bàn giao tài chính cho Chủ tịch công đoàn mới. 
  • Khi thay đổi kế toán phải khóa sổ kế toán. Và lập biên bản bàn giao tài chính cho kế toán mới. (bao gồm cả chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo, dự toán, quyết toán thu, chi).
  • Khi thay đổi Thủ quỹ phải lập biên bản bàn giao quỹ cho Thủ quỹ mới.

b.Bàn giao tài chính khi Công đoàn cơ sở giải thể.

  • Công đoàn cơ sở quyết toán thu, chi tài chính đến thời điểm kết thúc hoạt động.
  • Nộp báo cáo quyết toán thu, chi tài chính, tích lũy tài chính (Số dư các quỹ tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc). Đến thời điểm kết thúc hoạt động, con dấu cho công đoàn cấp trên được phân cấp quản lý tài chính công đoàn cơ sở (lập biên bản ký nhận của đại diện bên giao và bên nhận).

Kế toán Việt Hưng đã chia sẻ chi tiết công việc của kế toán công đoàn trong công tác kế toán. Hy vọng bài viết trở thành tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc trong công việc làm kế toán công đoàn. Chúc các bạn thành công!

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...