Trong quá trình lập hóa đơn thường phát sinh ra các sai sót và bắt buộc các kế toán phải làm biên bản thu hồi, điều chỉnh hóa đơn để phù hợp với quy định của cơ quan thuế. Bài viết sẽ chia sẻ cách xử lý và các mẫu biên bản điều chính hóa đơn viết sai theo các trường hợp cụ thể.
Để tránh bị xử phạt phạt vi phạm hóa đơn, Các kế toán viên cần phải nắm vững luật cũng như biết cách điều chỉnh trong trường hợp hóa đơn bị sai sót cần điều chỉnh. Tránh việc bị phạt không đáng có cho doanh nghiệp của mình.
1. Xác định cách xử lý khi viết sai hóa đơn
Các trường hợp viết sai | Cách xử lý | Tải về |
Hóa đơn sai mã số thuế | + Lập Biên bản điều chỉnh | Download |
+ Lập hóa đơn điều chỉnh | ||
Hóa đơn sai địa chỉ, tên đơn vị mua hàng | + Lập biên bản điều chỉnh hóa đơn | Download |
Hóa đơn đã xé khỏi cuống nhưng hai bên chưa kê khai thuế | + Lập Biên bản thu hồi hóa đơn | Download |
+ Lập hóa đơn mới thay thế | ||
Hóa đơn đã xé khỏi cuống nhưng hai bên đã kê khai thuế | + Lập biên bản điều chỉnh hóa đơn | Download (Sai số tiền) Downloads (Không sai) |
+ Lập hóa đơn điều chỉnh |
2. Các mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn viết sai mới nhất
2.1 Trường hợp hóa đơn viết sai nhưng chưa xé khỏi cuống
– Gạch chéo các liên của hóa đơn viết sai
– Viết lại hóa đơn mới
2.2 Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn sai địa chỉ hoặc đơn vị mua hàng
Trong trường hợp viết sai địa chỉ hoặc tên đơn vị mua hàng ( dù chưa kê khai thuế hay đã kê khai thuế) thì chỉ phải lập biên bản điều chỉnh hóa đơn không phải lập hóa đơn điều chỉnh.
Mẫu 2:
2.3. Hóa đơn viết sai đã xé khỏi cuống nhưng hai bên chưa kê khai thuế
– Bước 1: Lập biên bản thu hồi hóa đơn đã lập
– Bước 2: Xuất hóa đơn mới
Lưu ý:
+ Trên biên bản thu hồi hóa đơn thể hiện rõ nội dung sai sót, và được thay thế bằng hóa đơn nào
+ Hóa đơn thu hồi được lưu lại tại quyển để sau này giải trình với cơ quan thuế
+ Dùng hóa đơn mới để kê khai và nộp thuế
Mẫu biên bản thu hồi hóa đơn
2.4. Trường hợp hóa đơn viết sai đã kê khai thuế
2.4.1. Trường hợp viết sai hóa đơn ảnh hưởng đến số tiền thuế ( Số lượng, đơn giá, thành tiền, tổng tiền thanh toán)
– Bước 1: Lập Biên bản điều chỉnh hóa đơn
– Bước 2: Lập hóa đơn điều chỉnh
+ Nếu sai sót làm tăng giá trị → Lập hóa đơn điều chỉnh giảm. Trên hóa đơn điều chỉnh giảm không được ghi số âm. Nhưng khi kê khai thuế thì phải đánh dấu (-) đằng trước giá trị
+ Nếu sai sót làm giảm giá trị →Lập hóa đơn điều chỉnh tăng
+ Ngày trên hóa đơn điều chỉnh là ngày lập Biên bản điều chỉnh
+ Nội dung trên hóa đơn điều chỉnh: Hóa đơn viết sai cái gì thì điều chỉnh cái đó. Hóa đơn điều chỉnh phải ghi rõ: điều chỉnh tăng/giảm số lượng hàng hóa, đơn giá, thuế suất,…cho hóa đơn số….ngày….
– Cách kê khai thuế:
+ Người bán và người mua sẽ kê khai điều chỉnh vào kỳ lập hóa đơn điều chỉnh
+ Người bán sẽ kê khai hóa đơn điều chỉnh vào bảng kê hàng hóa dịch vụ bán ra
+ Người mua sẽ kê khai hóa đơn điều chỉnh vào bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào
Ví dụ :
Ngày 15/08/2019, Công ty Việt Hưng phát hiện viết sai đơn giá là 650.000 tương ứng với số tiền chưa thuế là 6.500.000 đồng, tiền thuế 650.000 đồng, tổng tiền là 7.150.000 đồng.
Vậy kế toán sẽ điều chỉnh vào tờ khai thuế tháng 08/2019 như sau
- Bên bán: điều chỉnh tăng 6.500.000 đồng tại chỉ tiêu [32], điều chỉnh tăng 650.000 đồng tại chỉ tiêu [33]
- Bên mua: điều chỉnh tăng 6.500.000 đồng tại chỉ tiêu [23], điều chỉnh tăng 650.000 đồng tại chỉ tiêu [24], [25]
2.4.2. Trường hợp viết sai hóa đơn ngày tháng, tên hàng hóa, đơn vị tính,…(không ảnh hưởng đến số tiền thuế)
– Bước 1: Lập biên bản điều chỉnh hóa đơn viết sai
– Bước 2: Lập hóa đơn điều chỉnh
- Chú ý: Hóa đơn điều chỉnh ghi rõ nội dung ghi sai, nội dung điều chỉnh, số hóa đơn, ký hiệu,…
– Kê khai thuế: Vì sai sót này không ảnh hưởng đến số tiền thuế, vậy không phải kê khai điều chỉnh mà chỉ cần lưu lại hóa đơn điều chỉnh để sau này giải trình cho cơ quan thuế
Các bạn có thể Download 5 mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn và cách viết chi tiết tại đây.
Với các mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn và cách viết chi tiết. Kế toán Việt Hưng hy vọng sẽ giúp các bạn dễ dàng hơn trong việc thực hiện điều chỉnh. Tránh được những bất lợi cho doanh nghiệp của mình. Các bạn cũng đừng quên chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích nhé.
Xem thêm:
Biên bản hủy hóa đơn theo thông tư 39