Thủ tục và thời gian thanh tra, kiểm tra quyết toán thuế

Quyết toán thuế – Hiện nay, có rất nhiều nhân viên kế toán vẫn chưa trải qua một cuộc thanh tra – kiểm tra quyết toán thuế tại doanh nghiệp nên vẫn chưa nắm bắt được các quy định và trình tự thanh tra – kiểm tra của cán bộ thuế ra sao. Sau đây là một số hoạt động và quy trình thanh tra – kiểm tra của cán bộ thuế và thời gian làm việc cụ thể.

Quyết toán thuế
Thủ tục và thời gian thanh tra, kiểm tra quyết toán thuế

Thủ tục và thời gian thanh tra, kiểm tra quyết toán thuế

Dưới đây chỉ là các thông tin về thời gian cụ thể để tiến hành thanh tra – kiểm tra theo quy định. Thực tế đối với các doanh nghiệp khi có doanh thu ít hay thực hiện các quy định về luật thuế; và kế toán khá tốt và đầy đủ thì ít khi bị thanh tra – kiểm tra hỏi đến; vì việc tổ chức thanh tra – kiểm tra thì phải nắm được chỗ sai của doanh nghiệp; thì mới truy thu được thuế, tiền nộp phạt theo chỉ tiêu. Còn nếu doanh nghiệp muốn được thanh tra – kiểm tra cho gọn gàng sổ sách; thì có thể mất một ít chi phí để mời đoàn xuống làm việc; trường hợp này thì thời gian hoàn thành cũng khá nhanh; và tiền thuế cũng như nộp phạt thường không nhiều bằng việc để có quyết định của cơ quan thuế.

Nội dung của buổi thanh tra – kiểm tra thuế thì tùy thuộc vào từng lỗi sai phạm của kế toán; doanh nghiệp mà mức xử phạt sẽ khác nhau. Tuy nhiên nhân viên kế toán cần phải nắm được tình hình của doanh nghiệp; cần phải chuẩn bị tinh thần khi được hỏi và giải đáp các lỗi sai phạm của doanh nghiệp; trong thời gian mà mình quản lý một cách chắc chắn, khéo léo; không được trả lời theo sự giật dây hay mớm lời của nhân viên bên thuế. Những câu trả lời cần phải khẳng định sự chính xác và minh bạch; không được ậm ừ để tạo điều kiện cho nhân viên thuế tìm ra sơ xuất của mình. Như vậy mới đem lại lợi ích cho bản thân người kế toán và doanh nghiệp

Một số tài liệu thao khảo như sau:

  • Cẩm Nang Thanh Tra Kiểm Tra Thuế – NXB Tài Chính
  • Luật thanh tra số 56/2010/QH12
  • Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11
  • Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế – Thông tư 156/2013/TT-BTC
  • Nghị định 83/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế
  • Công tác thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp tại Nghị định 61/1998/NĐ-CP

Theo các văn bản hướng dẫn trên thì việc công khai thủ tục hành chính về thuế tập trung vào:


Hướng dẫn nộp thuế điện tử qua mạng tổng cục thuế
Cách kê khai và nộp tờ khai thuế qua mạng tổng cục thuế


1. Về phía đối tượng nộp thuế

Theo Điều 14 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Điều 15 Luật thuế GTGT và các Luật thuế, Pháp luật thuế hiện hành 

– Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh trong việc thực hiện quyết toán với cơ quan thuế:

Cơ sở kinh doanh phải thực hiện tự quyết toán thuế hàng năm; và quyết toán thuế trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản với cơ quan thuế; và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác; trung thực của tờ khai quyết toán thuế của mình.

Trong thời hạn 60 ngày (đối với thuế GTGT); 90 ngày (đối với thuế TNDN) kể từ khi kết thúc năm dương lịch và 45 ngày kể từ ngày có quyết định sáp nhập; hợp nhất; chia tách; giải thể; phá sản; chuyển đổi sở hữu; giao bán khoán; cho thuê doanh nghiệp nhà nước thì cơ sở kinh doanh phải nộp quyết toán thuế; và báo cáo kế toán năm cho cơ quan thuế; và phải nộp đủ số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 ngày; kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán; nếu nộp thừa thì được trừ vào số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo.

– Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng được hoàn thuế:

+ Lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế đầy đủ theo quy định tại mục II; phần D Thông tư số 120/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 158/2003/NĐ-CP; ngày 10/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế GTGT; và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT gửi cho cơ quan Thuế; hồ sơ hoàn thuế phải kê khai đúng; trung thực và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu kê khai.

+ Bổ sung hoặc giải trình theo yêu cầu của cơ quan thuế trong trường hợp hồ sơ không rõ ràng, không đầy đủ.

+ Lưu giữ đầy đủ tại cơ sở các hồ sơ khác liên quan đến hoàn thuế, khấu trừ thuế; cung cấp đầy đủ hoá đơn, chứng từ và hồ sơ có liên quan làm cơ sở xác định số thuế GTGT được hoàn; khi cơ quan thuế yêu cầu thanh tra hoàn thuế tại cơ sở.

Doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra có quyền:

– Từ chối việc thanh tra, kiểm tra khi không có quyết định

– Kiến nghị, giải trình về những nội dung thanh tra, kiểm tra.

– Được nhận kết luận thanh tra, kiểm tra.

– Khiếu nại, tố cáo theo qui định của pháp luật về các việc làm trái pháp luật; trong quá trình thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp.

thu-tuc-va-thoi-gian-thanh-tra-kiem-tra-quyet-toan-thue-1

2. Quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan thuế về thanh tra, kiểm tra và thủ tục thanh tra, kiểm tra tại cơ sở kinh doanh

2.1 Quyền hạn trách nhiệm của cơ quan Thuế

Kiểm tra, thanh tra việc kê khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế của cơ sở kinh doanh, bảo đảm thực hiện đúng quy định của pháp luật

2.2 Thực hiện thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế tại cơ sở kinh doanh

– Thông báo quyết định thanh tra, kiểm tra

Quyết định thanh tra, kiểm tra phải được thông báo cho cơ sở kinh doanh ít nhất 7 ngày (đối với thanh tra) và ít nhất 3 ngày (đối với kiểm tra) trước khi tiến hành kiểm tra, thanh tra trừ trường hợp thanh tra, kiểm tra bất thường khi có vi phạm pháp luật xảy ra.

thu-tuc-va-thoi-gian-thanh-tra-kiem-tra-quyet-toan-thue-4

 – Thời hạn thanh tra, kiểm tra

Thời hạn mỗi cuộc thanh tra tối đa là 30 ngày, mỗi cuộc kiểm tra tối đa là 5 ngày; kể từ ngày công bố quyết định thanh tra kiểm tra tại doanh nghiệp. Trường hợp đặc biệt có thể gia hạn; thời hạn gia hạn không vượt quá thời hạn quy định cho mỗi cuộc thanh tra, kiểm tra.

– Thực hiện quyết định thanh tra, kiểm tra: Đoàn thanh tra; kiểm tra phải thực hiện đúng yêu cầu, nội dung, thời hạn đã ghi trong quyết định thanh tra, kiểm tra.

 – Kết thúc thanh tra, kiểm tra

– Đối với kiểm tra: Chậm nhất là 3 ngày, kể từ ngày hết thời hạn quy định kiểm tra; cơ quan thuế phải có văn bản kết luận về những nội dung đã kiểm tra; và gửi cho doanh nghiệp được kiểm tra.

– Đối với thanh tra: trong thời hạn quy định về thanh tra; Đoàn thanh tra phải công bố dự thảo kết luận thanh tra. Chậm nhất 20 ngày kể từ ngày công bố dự thảo kết luận thanh tra; Đoàn thanh tra phải có văn bản kết luận chính thức những nội dung đã thanh tra; và gửi cho doanh nghiệp được thanh tra.

3. Những hoá đơn chứng từ nào cơ quan thuế sẽ kiểm tra doanh nghiệp? 

Các nhân viên cơ quan thuế sẽ đi thành từng tốp 2-5 người hoặc nhiều hơn nữa tùy theo khối lượng công việc và quy mô doanh nghiệp kiểm tra. Mỗi người họ sẽ kiểm tra từng mục thuế khác nhau nên nếu bạn không muốn bị quay vòng vòng một lúc bởi hàng tá câu hỏi của họ, bạn nên sắp xếp lịch trước để không rơi vào tình huống bị động.

THUẾ GTGT – Thường được bắt đầu bằng công đoạn kiểm tra hoá đơn theo báo cáo thuế. Do vậy bạn cần sắp xếp hóa đơn GTGT đầu ra đầu vào bản gốc kèm theo các tờ khai

– Cần phải kiểm tra lại tất cả các hóa đơn đã kê khai nhưng có vấn đề photo ra một bản, lập bảng kê để riêng ra

– Các hóa đơn bị mất bản gốc, chỉ có bản photo cần chuẩn bị kèm theo các công văn báo mất đã gửi cơ quan thuế

– Các hóa đơn đầu ra hủy cần pho to kèm với biên bản hủy để riêng ra

– Các hoá đơn mua hàng có giá trị lớn hơn 20 triệu đồng trở lên bạn nên có bản sao chứng từ thanh toán kèm theo để đỡ mất công mỗi lần cán bộ thuế hỏi lại phải đi tìm trong đống sổ phụ ngân hàng

– Nhân viên thuế thường sẽ đòi 1 file excel tổng hợp tất cả các báo cáo thuế cho họ. Nên tốt nhất mình lập sẵn một file Excel tổng hợp đó khi họ cần cung cấp được luôn

THUẾ  TNDN Thuế TNDN là loại thuế mà liên quan đến toàn bộ hệ thống tài chính kế toán của doanh nghiệp, nên hồ sơ của loại thuế này chính là toàn bộ sổ sách kế toán, tài liệu kế toán của doanh nghiệp.

Ngoài các hồ sơ tài liệu đã chuẩn bị cho các loại thuế trên, thì bộ hồ sơ thuế TNDN cần chuẩn bị:

– Sổ sách kế toán đã in, ký, đóng dấu của doanh nghiệp…

– Chứng từ photo kẹp với phiếu chi, phiếu thu, phiếu nhập, phiếu xuất, phiếu kế toán.

– Bảng tính giá thành dịch vụ, hàng hóa gia công sản xuất

– Hợp đồng mua bán

– Hồ sơ tài sản cố địn

– Hồ sơ ngân hàng

– Các quyết định lương, quyết định khấu hao, quyết định thôi khấu hao

– Bảng tính khấu hao, bảng phân bổ chi phí, bảng phân bổ doanh th

– Biên bản hủy hàng hỏng, biên bản kiêm kê kho, biên bản kiểm kê quỹ, nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành…

– Tờ trình về các công việc, kế hoạch chi tiêu năm…

– Đối chiếu công nợ, xác nhận số dư ngân hàng, các quyết định xử lý công nợ, công văn đòi nợ từng lần

– Hồ sơ pháp lý công ty.

THUẾ  TNCN – Hợp đồng lao động (để xem xét việc trả lương Gross hay là lương Net

– Bảng lương và các chứng từ thanh toán lương kèm sẵn một file excel tổng hợp loại thuế này chuyển cho họ.

– Thẻ lương nhân viên

– Các biên lai khấu trừ thuế cho các lao động không ký hợp đồng

– Các chứng từ liên quan đến đăng ký giảm trừ gia cảnh, giấy chứng nhận người phụ thuộc không có thu nhập, các bản sao giấy khai sinh. . .

– Bản sao công chứng hộ chiếu, visa của các cá nhân người nước ngoài.

– Các ủy quyền quyết toán thuế của các lao động quyết toán thuế tại doanh nghiệp.

– Các giấy tờ khác liên quan.

THUẾ NHÀ THẦU – XUẤT NHẬP KHẨU Những loại thuế này liên quan đến các hợp đồng kinh tế với các đối tác nước ngoài, do vậy hồ sơ chuẩn bị cần phải để ý đến việc dịch thuật các tài liệu là tiếng Anh để tránh việc thuế hạch sách bắt đi dịch lúc đó rất mất thời gian.

Hồ sơ chuẩn bị để cán bộ thuế kiểm tra bao gồm:

– Các hợp đồng ngoại bản Tiếng Anh và tiếng Việt, nếu có dịch công chứng là tốt nhất.

– Hồ sơ tài liệu liên quan đến các mặt hàng xuất nhập khẩu như: CO, Quanlity,. . .

– Tờ khai nhập khẩu, xuất khẩu.

– Chứng từ nộp thuế

– Chứng từ chuyển tiền qua ngân hàng (photo)

– Các tài liệu khác có liên quan.

 > THAM KHẢO: Các Khoá học kế toán Online

Trên đâ là những chia sẻ về thủ tục và thời gian thanh tra, kiểm tra quyết toán thuế, mong rằng sẽ hữu ích cho các bạn nhà kế – Tham gia ngay khoá học kế toán chuyển mình nghiệp vụ làm kế toán thuế.

Có 4 bình luận

  1. Avatar of Trần Xuân Trường
    Trần Xuân Trường đã viết:

    Hiện tôi đóng thừa thuế tncn năm 2018 và theo luật sẽ được hoàn thuế vào năm 2019. TUy nhiên tôi lại nghỉ việc ở công ty cũ vào tháng 3/2019. Tôi có yêu cầu được hoàn thuế tnch nhưng công ty cũ trả lời là đã nộp hồ sơ quyết toán thuế cho cơ quan thuế nhưng chưa được cơ quan thuế xuống kiểm tra và trả kết quả nên không trả tiền hoàn thuế tncn cho tôi. Thời điểm hiện tại là tháng 7/2019.
    Vậy xin cho tôi hỏi công ty cũ làm thế có đúng luật không? Có phải cơ quan thuế phải xuống tận doạnh nghiệp kiểm tra là cách duy nhất để doanh nghiệp được quyết toán thuế hay không? Cơ quan thuế có thể kiểm tra hồ sơ quyết toán tại cơ quan thuế, nếu không có sai phạm thì trả kết quả quyết toán thuế cho doanh nghiệp và không cần xuống doanh nghiệp kiểm tra trực tiếp hay không?
    Tôi xin chân thành cảm ơn!

    • Avatar of Thanh
      Thanh đã viết:

      Tôi làm mảng thuế của công ty cũng nhiều năm, thường khi quyết toán thuế TNCN năm số tiền thuế của NLĐ công ty sẽ trả thay cho cục thuế, còn tiền quyết toán thừa hay thiếu của người lao động sẽ được cấn trừ vào thuế TNCN của tháng tiếp theo của Doanh Nghiệp

  2. Avatar of Mai Khánh Minh
    Mai Khánh Minh đã viết:

    Mình thắc mắc trong quy định nêu thời gian kiểm tra thuế là 5 ngày, vậy thời gian thuế làm việc với DN liên tục từ khi công bố quyết định hay cứ 1 tuần làm việc 1-2 ngày, kéo dài vài tuần miễn sao đủ 5 ngày đến doanh nghiệp là được.

  3. Avatar of Đỗ Thị Sen
    Đỗ Thị Sen đã viết:

    Công ty em, do bà bên Thuế làm chậm quá, làm từ 25/5 mà đến tận 5/6 vẫn còn xuống DN, Còn xuống cả kho kiểm kho! Không hiểu, DN có được quyền kiếu nại gì ko ạ?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *