Mẫu giấy ủy quyền của giám đốc để ký thay trên hóa đơn. Được thông qua với những nghị định và điều lệ chặt chẽ. Chính vì vậy, hiểu và vận dụng đúng những mẫu giấy tờ như thế này đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Đứng trước luật pháp, bút sa gà chết. Dù một chi tiết nhỏ cũng có thể thay đổi ván cờ định mệnh.
1. Giấy ủy quyền của giám đốc để ký thay trên hóa đơn
Bất cứ sự ủy quyền nào cũng phải được thực hiện dựa trên những quy định pháp lý về luật pháp. Ủy quyền của giám đốc để ký thay trên hóa đơn cũng tương tự như vậy.
1.1. Ủy quyền là gì?
Ủy quyền là hình thái miêu tả sự chấp thuận giữa hai bên tham gia vào một giao dịch. Tại giao dịch này, bên được ủy quyền sẽ phải có nghĩa vụ trước luật pháp để thực hiện nhân danh cho bên ủy quyền. Đồng thời, bên ủy quyền cũng phải có nghĩa vụ trả thù lao như đã thảo thuận ban đầu. Khái niệm về hợp đồng ủy quyền được nêu rất rõ tại Điều 581 Bộ luật dân sự.
1.2. Người được ủy quyền sẽ có nghĩa vụ
Người được ủy quyền sẽ có nghĩa vụ là người đại diện đứng lên và thực hiện các giao dịch thay cho bên ủy quyền. Tuy nhiên, trên luật pháp, người được ủy quyền cũng như người ủy quyền. Đều phải tuân thủ theo rất nhiều những quy định, nghị định. Và điều lệ ban hành nhằm tránh tình trạng thao túng, tiêu cực.
2. Những lưu ý khi sử dụng giấy ủy quyền của giám đốc để ký thay trên hóa đơn
Ký thay trên hóa đơn là vấn đề khá nhạy cảm và cần sự cẩn trọng. Chính vì vậy, nếu được giám đốc ủy quyền thực hiện nghĩa vụ thay mặt ký lên những bản hóa đơn này. Bạn cần hết sức chú ý tuân thủ những lưu ý sau đây:
Cần lập đúng giấy ủy quyền của giám đốc để ký thay trên hóa đơn theo chuẩn mẫu hiện hàng được ban hành bởi Bộ Luật Việt Nam. Mẫu giấy ủy quyền này có dạng như sau:
> Tải về mẫu giấy ủy quyền của giám đốc: Download
2.1. Căn cứ
Căn cứ vào bộ luật Dân sự Việt Nam hiện hành
Căn cứ chức năng cũng như quyền hạn của Giám đốc công ty
2.2. Người ủy quyền
Tại mục người ủy quyền cần nêu thật rõ Tên họ đầy đủ, chứng minh thư nhân dân, chức vụ và một số thông tin liên lạc khác.
2.3. Người nhận ủy quyền
Cũng tương tự người ủy quyền, thông tin về người nhận ủy quyền cần rõ ràng, đầy đủ và chính xác.
2.4. Nội dung ủy quyền đầy đủ như sau
Điều 1: Bên A (người ủy quyền) ủy quyền cho bên B (người nhận ủy quyền). Cho phép thay mặt ký vào danh mục người bán hàng trên hóa đơn khi xuất hàng. Đồng thời bên B cần có nghĩa vụ thực hiện đúng theo các thao tác và nhiệm vụ được bàn giao. Báo cáo kết quả sau khi đã hoàn thành.
Điều 2: Giấy ủy quyền này sẽ có hiệu lực từ ngày ký cho đến khi có văn bản ủy quyền cho người mới.
3. Lưu ý
- Chỉ có công việc có thể thực hiện và được phép thực hiện giao ủy quyền.
- Những quyền, nghĩa vụ phát sinh do người được ủy quyền từ giao dịch dân sự phải do người đại diện xác lập.
- Khi thực hiện nghĩa vụ đại diện nhân danh, người được ủy quyền vì lợi ích của người khác mà thực hiện.
Những lưu ý trên đây nhằm khẳng định tính đúng đắn. Cũng như quy củ của việc ủy quyền của giám đốc để ký thay trên hóa đơn. Nhằm hạn chế tối đa những rủi ro và thao túng sau này.
Mẫu giấy ủy quyền của giám đốc để ký thay trên hóa đơn khá đơn giản.Tuy nhiên quy trình thực hiện từ đầu cho đến khi báo cáo kết quả là cả một quá trình dài cần hết sức lưu tâm đến từng chi tiết nhỏ nhất.
Trên đây là những điểm cơ bản cần lưu ý nhất về mẫu giấy ủy quyền của giám đốc để ký thay trên hóa đơn. Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích khác, bạn hãy truy cập ngay: https://lamketoan.vn/