Cách Hạch Toán Tạm Ứng Tài Khoản 141 Theo Thông Tư 133

Hạch toán các khoản tiền, vật tư đã tạm ứng cho người lao động. Hạch toán nhập lại các khoản tạm ứng. Kế toán Việt Hưng sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp phương pháp hạch toán Tạm ứng Tài khoản 141 theo Thông tư 133/2016/BTC tuân thủ pháp luật kế toán.

Vấn đề cho phép tạm ứng các khoản tiền trong quá trình kinh doanh sản xuất như: Nguyên liệu, nhiên liệu và các khoản tiền khác cho người lao động. Và hạch toán nhập lại các khoản tạm ứng này theo quy định của pháp luật kế toán là vấn đề đáng được các doanh nghiệp quan tâm. Nhất là cách hạch toán Tạm ứng Tài khoản 141 theo Thông tư 133/2016/BTC cần thiết.

Tham khảo:

Nguyên tắc kế toán tiền theo Thông tư 133

Cách Hạch Toán Tạm Ứng Tài Khoản 141 Theo Thông Tư 133

Do vậy, Kế toán Việt Hưng sẽ là bạn đồng hành của các doanh nghiệp có nhu cầu. Cùng với đội ngũ chuyên nghiệp giàu kinh nghiệm. Sẽ là địa chỉ đáng tin cậy để đồng hành cùng các doanh nghiệp. Thế nên, hạch toán Tạm ứng Tài khoản 141 theo Thông tư 133 có nguyên tắc kế toán như thế nào? Kết cấu và nội dung ra sau? Cách hạch toán tạm ứng một số nghiệp vụ như thế nào?.

Sơ đồ kế toán tạm ứng tài khoản 141
Sơ đồ kế toán tạm ứng tài khoản 141

1. Nguyên tắc kế toán tài khoản 141 theo thông tư 133/2016/BTC

– Tài khoản dùng để phản ánh các khoản tạm ứng của doanh nghiệp cho người lao động trong doanh nghiệp và tình hình thanh toán các khoản tạm ứng đó

– Khoản tạm ứng là khoản tiền hoặc vật tư do doanh nghiệp giao cho người nhận tạm ứng để thực hiện các nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh. Hoặc giải quyết một công việc nào đó được phê duyệt…

– Người nhận tạm ứng (với tư cách cá nhân hay tập thể) phải chịu trách nhiệm với doanh nghiệp về số đã nhận tạm ứng. Chỉ được sử dụng tạm ứng theo đúng mục đích và nội dung công việc được phê duyệt….

– Phải hoàn thành dứt điểm các khoản tạm ứng kỳ trước mới được tạm ứng kỳ sau. Kế toán phải mở sổ theo dõi cho từng người nhận tạm ứng. Và ghi chép đầy đủ tình hình nhân, thanh toán tạm ứng theo lần tạm ứng.

2. Kết cấu và nội dung tài khoản 141 theo thông tư 133/2016/BTC

Bên nợ:

Các khoản tiền, vật tư đã tạm ứng cho người lao động của doanh nghiệp.

Bên có:

Khoản tạm ứng được thanh toán. Tiền tạm ứng dùng không hết nhập lại quỹ, tính trừ vào lương. Khoản vật tư tạm ứng sử dụng không hết phải nhập lại kho.

Số dư bên nợ:

Số tạm ứng chưa thanh toán.

Hướng dẫn hạch toán Tạm ứng Tài khoản 141 theo Thông tư 133
Hướng dẫn hạch toán Tạm ứng Tài khoản 141 theo Thông tư 133

3. Phương pháp hạch toán Tạm ứng Tài khoản 141 theo Thông tư 133

 – Tạm ứng tiền, vật tư cho người lao động trong doanh nghiệp…

Nợ TK 141: Tạm ứng

Có TK 111: Tiền mặt

– Thực hiện xong công việc được giao, người nhận tạm ứng lập bảng thanh toán tạm ứng. Kèm theo các chứng từ gốc đã được ký duyệt để quyết toán các khoản tạm ứng…

– Tạm ứng chi (hoặc sử dụng) không hết, phải nhập lại quỹ, nhập lại kho. Hoặc trừ vào lương của người nhận tạm ứng…

Nợ TK 111: Tiền mặt

Có TK 141: Tạm ứng

– Trường hợp số thực chi đã được phê duyệt lớn hơn số đã nhận tạm ứng, kế toán lập phiếu chi để thanh toán thêm cho người nhận tạm ứng….

Nợ TK 141: Tạm ứng

Có TK 111: Tiền mặt

Xem thêm: Quy trình và chứng từ tạm ứng – thanh toán tạm ứng trong doanh nghiệp

Như vậy, thông qua việc sơ lược về nguyên tắc kế toán hạch toán Tạm ứng Tài khoản 141 theo Thông tư 133. Kết cấu và nội dung tài khoản 141 và cuối cùng là phương pháp hạch toán Tạm ứng Tài khoản 141 theo Thông tư 133. Là vấn đề rất quan trọng và cần thiết cho doanh nghiệp. Hơn nữa, Kế toán Việt Hưng sẽ là nhà cung cấp giải pháp giải quyết vấn đề này cho doanh nghiệp. Cùng với đội ngũ uy tín nhiều kinh nghiệm của mình sẽ là địa chỉ đáng tin cậy nhằm hạch toán Tạm ứng Tài khoản 141 theo Thông tư 133 theo đúng qui định pháp luật kế toán.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

2 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Lương kim qui
Lương kim qui

Tôi tạm ứng tiền 5 triệu đi công tác (kế toán đã viết phiếu chi tạm ứng rồi), nhưng do có việc đột xuất nên không đi nữa, tôi đem nộp lại toàn bộ 5 triệu số tiền đã tạm ứng và kế toán đã lập phiếu thu hồi tạm ứng cho tôi (chỉ lập phiếu thu thôi, không có chứng từ kèm theo gì hết, tuy nhiên có 1 anh làm chung phòng kế toan bảo rằng là sai vì ngoài phiếu thu ra còn phải kèm theo giấy thanh toan tạm ứng nữa trong đó các mục ghi bằng 0 và số tiền còn thừa là 5 triệu, mặc dù là không thực công việc. Tôi không đồng tình, vì tôi có thưc hiện công tác đâu mà bảo tôi làm chứng từ thanh quyết toán. Như vậy là ai đúng và theo quy định nào ?

Nguyễn Thị Mến
Nguyễn Thị Mến
Trả lời  Lương kim qui

Chào bạn. Về trường hợp của bạn thì không cần làm chứng từ gì vì không thực hiện công tác là đúng mà chỉ cần thu lại tiền ghi rõ nội dung ạ. Thân ái!!!