Các Nghiệp Vụ Kế Toán Tiền Gửi Ngân Hàng Tại Công Ty

Nghiệp vụ kế toán tiền gửi ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong quản lý tài chính của bất kỳ doanh nghiệp nào. Việc hiểu rõ và thực hiện đúng các nghiệp vụ kế toán liên quan đến tiền gửi không chỉ giúp đảm bảo minh bạch tài chính mà còn tối ưu hóa các quy trình quản lý tiền mặt. Trong bài viết này, Kế Toán Việt Hưng sẽ đi sâu vào các nghiệp vụ kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty, từ cách ghi nhận đến xử lý các tình huống phát sinh.

nghiệp vụ kế toán tiền gửi ngân hàng 2

 

1. Tiền gửi ngân hàng là gì?

1.1 Khái niệm kế toán tiền gửi ngân hàng

Tiền gửi ngân hàng là một phần của tài sản lưu động của doanh nghiệp, bao gồm các khoản tiền gửi tại ngân hàng như tài khoản thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, và tiền gửi tiết kiệm. Dưới đây là các loại tiền gửi thường gặp:

– Tài khoản thanh toán (Current account): Dùng để thực hiện các giao dịch hàng ngày.

– Tiền gửi có kỳ hạn (Fixed deposit): Khoản tiền gửi có thời gian nhất định, được hưởng lãi suất cố định.

– Tiền gửi tiết kiệm (Saving deposit): Khoản tiền gửi có lãi suất, linh hoạt trong việc rút tiền.

1.2 Đặc điểm của kế toán tiền gửi ngân hàng

– Kế toán tiền gửi ngân hàng có một số đặc điểm nổi bật giúp doanh nghiệp quản lý nguồn tiền mặt một cách an toàn và hiệu quả hơn:

– Ghi nhận chính xác, tức thời: Các khoản tiền gửi ngân hàng được ghi nhận ngay sau khi có giao dịch, giúp doanh nghiệp cập nhật nhanh chóng tình hình tài chính.

– Tính thanh khoản cao: Tiền gửi ngân hàng thường có tính thanh khoản cao, dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt hoặc dùng để thanh toán các nghĩa vụ tài chính.

– Chứng từ rõ ràng: Mỗi giao dịch tiền gửi ngân hàng đều kèm theo các chứng từ rõ ràng, minh bạch như phiếu thu, phiếu chi, sao kê ngân hàng, giúp quá trình hạch toán kế toán dễ dàng hơn.

– Liên quan đến nhiều loại giao dịch: Kế toán tiền gửi ngân hàng không chỉ ghi nhận các giao dịch gửi và rút tiền mà còn quản lý các giao dịch liên quan đến vay vốn, trả nợ, chuyển khoản nội bộ hoặc giữa các tài khoản khác nhau.

– Phù hợp với quy định của pháp luật: Kế toán tiền gửi ngân hàng phải tuân thủ theo các quy định và chuẩn mực kế toán hiện hành, đảm bảo tính minh bạch và phù hợp với yêu cầu pháp lý.

1.3 Ưu nhược điểm của kế toán tiền gửi ngân hàng

nghiệp vụ kế toán tiền gửi ngân hàng 3
Ảnh. Ưu nhược điểm của kế toán tiền gửi ngân hàng

2. Các chứng từ sử dụng kế toán tiền gửi ngân hàng

–  Nhóm chứng từ dùng cho nghiệp vụ huy động tiền gửi khá phong phú, ngoài việc sử dụng các chứng từ giấy còn có các chứng từ điện tử.

–  Bao gồm: Giấy nộp tiền, Giấy yêu cầu gửi tiền, Ủy nhiệm chi, Ủy nhiệm thu, Séc chuyển khoản, Séc bảo chi, Giấy báo nợ, Giấy báo có, Sổ tiết kiệm, Thẻ thanh toán…

2.1 Quy trình kế toán tiền gửi ngân hàng 

BƯỚC 1: Ghi nhận ban đầu

BƯỚC 2: Kiểm tra và đối chiếu chứng từ

BƯỚC 3: Hạch toán đúng tài khoản kế toán (TK 112)

BƯỚC 4: Đối chiếu sao kê ngân hàng định kỳ

BƯỚC 5: Lập bảng cân đối tài chính

2.2 Sơ đồ kế toán tiền gửi ngân hàng

Sơ đồ kế toán tiền gửi ngân hàng theo Thông tư 133:

nghiệp vụ kế toán tiền gửi ngân hàng 4
Ảnh. Sơ đồ nghiệp vụ kế toán tiền gửi ngân hàng 1

Sơ đồ kế toán tiền gửi ngân hàng theo Thông tư 200:

nghiệp vụ kế toán tiền gửi ngân hàng 5
Ảnh. Sơ đồ nghiệp vụ kế toán tiền gửi ngân hàng 2

 3. Cách hạch toán kế toán tiền gửi ngân hàng

3.1 Các tài khoản sử dụng

– Tài khoản cấp I: TK 42 – Tiền gửi của khách hàng

– Tài khoản cấp II:

+ TK 421 – Tiền gửi của khách hàng trong nước bằng VND

+ TK 422 – Tiền gửi của khách hàng trong nước bằng ngoại tệ

+ TK 423 – Tiền gửi tiết kiệm bằng VND

+ TK 424 – Tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ và vàng

+ TK 425 –  Tiền gửi của khách hàng bằng nước ngoài bằng VND

+ TK 426 – Tiền gửi của khách hàng bằng nước ngoài bằng ngoại tệ

+ TK 491 – Lãi phải trả

– Các tài khoản chi tiết đến cấp III các bạn tham khảo tại Hệ thống tài khoản ngân hàng.

3.2 Kết cấu tài khoản

– Các tài khoản này có kết cấu giống với tài khoản Loại 3 bên kế toán doanh nghiệp. Tức là Tăng ghi bên Có –  Giảm ghi bên Nợ –  Số dư bên Có.

– Cụ thể: Các tài khoản từ TK 421 đến TK 426

Bên Nợ: Số tiền khách hàng đã sử dụng hay rút ra

Bên Có: Số tiền khách hàng gửi và ngân hàng

Dư Có: Số tiền hiện tại đang gửi tại ngân hàng

– Tài khoản 491: Lãi phải trả

Bên Nợ : Số tiền gửi ngân hàng đã thanh toán cho khách hàng

Bên Có: Số tiền lãi phải trả ngân hàng đã tính trước vào chi phí

Dư Có: Số tiền lãi ngân hàng chưa thanh toán  với khách hàng.

3.3 Quy trình kế toán tiền gửi thanh toán

a. Khi khách hàng nộp tiền mặt vào tài khoản tiền gửi:

Nợ TK 1011, 1031: Tiền mặt tại đơn vị

Có TK 4211, 4221, 4232…: Tiền gửi tăng lên

b. Khách hàng nhận tiền từ khách hàng khác chuyển đến

Nợ TK 501: Thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng

Nợ TK 1113: Tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng nhà nước

Nợ TK 5212: Thanh toán liên hàng …

Nợ TK 4211, 4221: Chuyển từ tài khoản tiền gửi của khách hàng khác

Có TK 4211, 4221

c. Khách hàng chuyển tiền để thanh toán cho các khách hàng khác

Nợ TK 4211, 4221, 4232:

Co TK 501, 1113, 5212, 4211, 4221:

d.  Khách hàng  rút tiền mặt tại quỹ hoặc máy ATM

Nợ TK 4211, 4221

 Có TK 1101, 1031: Khách hàng rút tiền mặt

Có TK 1104: Khách hàng rút tiền tại cây ATM

Hàng tháng kế toán phải tính toán số lãi phải trả cho ngân hàng

e. Số lãi phải hàng tháng cho khách hàng

Nợ TK 801: Chi phí trả lãi tiền gửi

 Có TK 491: Lãi phải trả cho tiền gửi

 f. Ngân hàng thanh toán lãi cho khách hàng

Nợ TK 491: Lãi phải trả cho tiền gửi

Có TK 1011, 1031, 41212

Ví dụ: Công ty A gửi tới ngân hàng lệnh chi yêu cầu trích từ tài khoản tiền gửi thanh toán của công ty A số tiền 100 triệu để trả tiền hàng cho một công ty B cũng có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng X. Phí chuyển tiền là 0.05%( Chưa bao gồm VAT). Thuế GTGT là 10% trên phí chuyển tiền. 

Tính toán:

Phí chuyển tiền công ty A phải trả NH: 100.000.000 x 0.05% = 500.000đ

Thuế GTGT của phí chuyển tiền: 500.000 x 10% = 50.000đ

Tổng số phí NH X phải thu của công ty A: 500.000 + 50.000 =  550.000đ

Ở nghiệp vụ này kế toán phải hạch toán 2 bút toán:

1. Phản ánh số tiền trích từ tài khoản công ty A sang cho công ty B

Nợ TK 4211- Tiền gửi không kỳ hạn KH A : 100.000.000

Có TK 4211- Tiền gửi không kỳ hạn KH B: 100.000.000

 2. Phản ánh phí chuyển khoản NH thu

Nợ TK 4211 – Tiền gửi không kỳ hạn KH A : 550.000

Có TK 4531 – Thuế GTGT phải nộp : 50.000

Có TK 711 – Thu nhập từ dịch vụ thanh toán : 500.000

nghiệp vụ kế toán tiền gửi ngân hàng 2

nghiệp vụ kế toán tiền gửi ngân hàng 10
Ảnh. Hỏi đáp nghiệp vụ kế toán tiền gửi ngân hàng

Nếu bạn có bất kỳ khó khó nào trong quá trình học và làm việc liên quan đến kế toán đừng quên truy cập ngay chọn biểu tượng Logo xanh góc phải phía cuối màn hình đặt câu hỏi tại: https://lamketoan.vn/

Nghiệp vụ kế toán tiền gửi ngân hàng là một phần quan trọng trong việc quản lý tài chính doanh nghiệp, giúp bạn nắm bắt dòng tiền hiệu quả và minh bạch. Hãy theo dõi Fanpage Kế Toán Việt Hưng để không bỏ lỡ ưu đãi hấp dẫn cho các khóa học kế toán tổng hợp – thuế và dịch vụ kế toán đa lĩnh vực!

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

7 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Nguyen Thi Tham
Nguyen Thi Tham

Cho e hỏi là có cần tính lãi ko kì hạn với số tiền chuyển vào tk cty B ko ạ

Huỳnh thị thảo
Huỳnh thị thảo

Ad ơi, bài toán ở trên 100tr x 0.05%= 50.000 đ chứ

Ly Nguyen
Ly Nguyen

Page có thể update hết cho mình các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của kế toán ngân hàng như tiền lương, thuế, bảo hiểm đc ko?
Mình cảm ơn!