Hạch toán thu học phí tại các cơ sở giáo dục – trường học theo TT 107

Ngày 10/10/2017, Bộ Tài chính ban hành thông tư 107/2017/TT – BTC. Hướng dẫn chi tiết chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp và được áp dụng từ ngày 01/01/2018.

Hướng dẫn hạch toán hoạt động thu học phí phát sinh tại các cơ sở giáo dục

Chế độ kế toán mới đã có nhiều thay đổi so với chế độ kế toán cũ theo Quyết định 19/2016/TT-BTC. Từ hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản đến các sổ sách, báo cáo tài chính. Nhằm tăng cường tính độc lập về mặt tài chính, nâng cao tính tự chủ và hiệu quả hoạt động của các đơn vị hành chính, sự nghiệp.

Một trong những điểm mới nổi bật của Thông tư 107 là việc hạch toán kế toán các khoản thu học phí trong các cơ sở giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông công lập.

Xem thêm:

Những điểm mới về TSCĐ trong thông tư số 107 về HCSN

Hướng dẫn chuyển số dư TSCĐ đầu kỳ từ QĐ 19 sang TT 107 trên Misa

Hạch toán thu học phí tại các cơ sở giáo dục - trường học theo TT 107
Hạch toán thu học phí tại các cơ sở giáo dục – trường học theo TT 107

1. Hoạt động thu học phí phát sinh

Học phí là một khoản thu nằm trong Danh mục phí và lệ phí. Ban hành kèm theo Nghị định số 24/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí.

Trước khi thông tư 107 ban hành, việc hạch toán khoản thu học phí. Được coi là 1 khoản thu sự nghiệp của các cơ sở giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông công lập. Tuy nhiên, sự ra đời của Nghị định 16/2015/NĐ-CP và Luật phí và lệ phí số 97/2015/QH13. Đã chuyển khoản thu học phí sang cơ chế giá thực hiện theo quy định của pháp luật về giá cả. Theo đó, việc hạch toán các khoản thu học phí trong các cơ sở mầm non và giáo dục phổ thông công lập theo quy định mới đã có sự thay đổi lớn. Không hạch toán vào thu hoạt động sự nghiệp. Mà hạch toán vào thu hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ.

Sau đây xin giới thiệu một số những điểm mới trong việc hạch toán khoản thu học phí trong các cơ sở giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông công lập:

2. Hạch toán thu học phí theo Thông tư 107/2017/TT – BTC

 2.1. Tài khoản sử dụng:

Sử dụng tài khoản 531 – Doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ để hạch toán các khoản thu học phí.

Sử dụng tài khoản 154 – Chi phí SXKD, dịch vụ dở dang để hạch toán chi phí liên quan đến hoạt động thu học phí.

2.2. Phương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu:

2.2.1. Khi thu học phí, ghi:

Nợ TK 111 – Tiền mặt

   Có TK 531 – Doanh thu hoạt động SXKD, dịch vụ

2.2.2. Chi phí tiền lương, tiền công phải trả và các khoản phải nộp theo lương của bộ phận trực tiếp thu học phí, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí SXKD, dịch vụ dở dang

   Có TK 332,334

2.2.3. Chi phí bằng tiền liên quan trực tiếp đến hoạt động thu học phí, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí SXKD, dịch vụ dở dang

   Có TK 111, 112

2.2.4. Chi phí khấu hao của TSCĐ dùng cho hoạt động thu học phí, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí SXKD, dịch vụ dở dang

   Có KT 214 – Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ

2.2.5. Rút dự toán cấp bù miễn, giảm giá học phí về TK tiền gửi thu phí mở tại KBNN, ghi:

Nợ TK 111

   Có TK 531 – Doanh thu hoạt động SXKD, dịch vụ

Đồng thời, ghi:

   Có TK 008 – Dự toán chi hoạt động

2.2.6. Kết chuyển giá vốn thực tế của dịch vụ thu học phí đã hoàn thành, chuyển giao cho người mua và được xác định là đã bán trong kỳ:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

   Có TK 154 – Chi phí SXKD, dịch vụ dở dang

2.2.7. Cuối năm:

– Kết chuyển trị giá vốn của dịch vụ thu học phí đã hoàn thành trong kỳ và chi phí quản lý của dịch vụ trong kỳ, ghi:

Nợ TK 911 – Xác định kết quả

   Có TK 632,642

– Kết chuyển doanh thu dịch vụ thu học phí đã hoàn thành trong kỳ:

Nợ TK 531 – Doanh thu hoạt động SXKD, dịch vụ

   Có TK 911 – Xác định kết quả

Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc liên quan tới thông tư 107 cũng như TSCĐ, các bạn hãy comment ở dưới bài viết này nhé.

Hotline 1: 0988.680.223
Hotline 2: 0982.929.939
Hotline 3: 0982.929.939

Khuyến mại

🎀 Đóng 2 khóa: Giảm 10%
🎀 Học viên cũ: Giảm 10%
🎀 Đóng 3 khóa trở lên: Giảm 15%
🎀 Nhóm 2 người trở lên: Giảm 20%
🎀 Nhóm 5 người trở lên: Giảm 30%
Chương trình khuyến mại khác

Ứng dụng – Hỗ trợ

Học online

– Tiết kiệm thời gian, có thể học bất cứ nơi đâu – bất cứ lúc nào, không cần phải tới lớp.
– Chủ động thời gian học, cân bằng công việc và gia đình.
– Khai giảng khóa học ngay khi đăng ký.
– Giáo trình kế toán online được biên soạn trên công nghệ 4.0
– Hơn 10.000 video trợ giảng
– Thư viện tài liệu và phần mềm kế toán miễn phí

Chất lượng vượt trội

– Mỗi giáo viên kèm trực tiếp 01 học viên
– 06 hình thức học đáp ứng được nhu cần của mọi đối tượng học viên.
– Giáo viên tối thiểu 03 năm kinh nghiệm
– Học đến đâu làm được ngay đến đó
– Thư việc tài liệu kế toán, Phần mềm kế toán tải về miễn phí.
– Hỗ trợ 24/7 thông quan 08 kênh support

Đánh giá của học viên

z3016845760975 858e6e4d44f47354f42f2308ac50dcd 1
HV. Định Thị Phương

Có lẽ là 1 cái duyên khi mình được học cô Xuyến ( trùng tên với mẹ chồng mình luôn 😅), Cô giáo dạy nhiệt tình dễ hiểu, mình hỏi tràn lan nhưng cô(…)

hv bui thi hanh ke toan viet hung
HV. Bùi Thị Hạnh

Mình đã trải qua khoá học kế toán tại kế toán Việt Hưng, thật sự rất cảm ơn vì sự uy tín và chất lượng của trung tâm. Đặc biệt mình muốn gửi tới lời(…)

Xem tất cả ý kiến học viên

Gương mặt giáo viên

gv tran thi ngoc
Giáo viên: Trần Thị Ngọc

Giáo viên Trần Ngọc hiện đang tham gia giảng dạy tại trung tâm Kế Toán Việt Hưng

chimen
Giáo viên: Nguyễn Thị Mến

Gv. Nguyễn Thị Mến hiện đang tham gia giảng dạy tại Kế Toán Việt Hưng

Xem tất cả gương mặt giáo viên

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

15 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
nguyễn thị ngọc diệu
nguyễn thị ngọc diệu

cho mình hỏi nguồn thu học phí cuối năm mình chưa sử dụng hết thì nguồn thu này được trích lập quỹ không ạ?

Nguyễn Thị Mến
Nguyễn Thị Mến

Trung tâm chào bạn! Số chưa sử dụng hết được hạch toán vào tài khoản 421- thặng dư (thâm hụt) sau đó trích lập sang các quỹ 431 bạn nhe! Và để làm tốt công việc kế toán tại đơn vị trường học của bạn. Bạn tham gia khóa học kế toán HCSN có thu trường học bên mình bạn nhe! Cảm ơn bạn! Chúc bạn thành công trong công việc nhe bạn!

Nguyễn Văn Hiệu
Nguyễn Văn Hiệu

Hiện tại mình đang công tác tại trường Cao đẳng (Đơn vị sự nghiệp công lập, tự chủ một phần chi thường xuyên) Có một vướng mắc như sau:
– Đầu kỳ học đơn vị mình thu học phí (Phí dịch vụ đào tạo) bằng tiền mặt với số tiền là: 100.000.000 đồng.
– Trong kỳ học: do có sinh viên thôi học nên đơn vị mình trả lại số học phí cho sinh viên đã nộp là: 10.000.000 đồng.
– Cuối kỳ: Xác định tổng số học phí thu được là: 90.000.000 đồng.
Vậy xin hỏi: theo thông tư 107/2017/TT-BTC. Cách hạch toán và xác định doanh thu như thế nào cho đúng mà không bị đội doanh thu?

Nguyễn Thị Mến
Nguyễn Thị Mến

Trung tâm chào bạn!Câu hỏi của bạn mình hạch toán như sau bạn nhe!
Khi thu học phí N111, 112/C531
Khi trả lại học phí N531/C111, 112
Cuối kỳ kết chuyển sang tài khoản 911 N531/C911: 90.000.000

Lý Ngọc Tân
Lý Ngọc Tân

Làm ơn cho hỏi ạ ! dùng học phí nộp môn bài thì hạch toán thế nào ạ ?

cao lam
cao lam
Trả lời  Lý Ngọc Tân

Trung tâm chào bạn! Theo thông tư 107 bạn hạch toán hai bước
Bước 1; Nợ 642/ có 338
Bước 2: Nợ 3388/ có 112( khi chi tiền)