Hạch toán kế toán sửa chữa lớn tài sản cố định

Sửa chữa lớn tài sản cố định là hoạt động mang tính chất khôi phục hoặc nâng cấp, cải tạo thời gian sử dụng và hiệu quả sản xuất của TSCĐ.  Ở bài trước Kế toán Việt Hưng đã chia sẻ về cách hạch toán kế toán sửa chữa tài sản cố định theo phương thức Sửa chữa thường xuyên, bảo dưỡng tài sản cố định. Đối với những tài sản bị hư hỏng nặng thì doanh nghiệp cần tiến hành sửa chữa lớn TSCĐ đó.

Sửa chữa lớn tài sản cố định
Hạch toán kế toán sửa chữa lớn tài sản cố định

1. Khái niệm về hạch toán kế toán sửa chữa

Ở bài trước lamketoan.vn đã chia sẻ về cách hạch toán kế toán sửa chữa tài sản cố định theo phương thức Sửa chữa thường xuyên, bảo dưỡng tài sản cố định. Đối với những tài sản bị hư hỏng nặng thì doanh nghiệp cần tiến hành sửa chữa lớn TSCĐ đó.

 

Sửa chữa lớn tài sản cố định là hoạt động mang tính chất khôi phục hoặc nâng cấp, cải tạo khi TSCĐ bị hư hỏng nặng hoặc theo yêu cầu kỹ thuật đảm bảo nâng cao năng lực sản xuất và hoạt động của TSCĐ. Thời gian tiến hành sửa chữa lớn thường dài, chi phí sửa chữa phát sinh nhiều, do vậy doanh nghiệp phải lập kế hoạch, dự toán theo từng công trình sửa chữa lớn.

2. Hạch toán kế toán sửa chữa lớn tài sản cố định.

1. Nếu DN có kế hoạch

Nếu DN có kế hoạch sửa chữa lớn ngay từ đầu năm thì DN có thể trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ theo kế hoạch:

hach-toan-ke-toan-sua-chua-lon-tai-san-co-dinh-1

a. Hàng kỳ, trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ theo kế hoạch, kế toán ghi:

Nợ TK 627, 641, 642

            Có TK 335- Chi phí phải trả

b. Chi phí sửa chữa lớn (SCL) thực tế phát sinh kế toán ghi:

Nợ TK 2413- Sửa chữa lớn TSCĐ

            Có TK 111, 152, 153, 214, 334, 338…

c. Khi công trình sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành, kết chuyển chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh, kế toán ghi:

Nợ TK 335- Chi phí phải trả

            Có TK 2413 – Sửa chữa lớn TSCĐ

d. Kế toán tiến hành xử lý số chênh lệch giữa số chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh so với số được trích trước theo kế hoạch (nếu có), kế toán ghi:

– Nếu số thực tế phát sinh lớn hơn số trích trước thì sẽ trích bổ sung, ghi:

Nợ TK 627, 641, 642,…

            Có TK 335 – Chi phí phải trả

– Nếu số thực tế phát sinh nhỏ hơn số trích trước thì ghi giảm chi phí hoặc ghi tăng thu nhập khác, kế toán ghi:

Nợ TK 335 – Chi phí phải trả

            Có TK 627, 641,…

Hoặc Có TK 711- Thu nhập khác

2. Nếu DN không có kế hoạch trích trước

Nếu DN không có kế hoạch trích trước thì DN sẽ phân bổ dần chi phí sửa chữa lớn vào các đối tượng có liên quan:

hach-toan-ke-toan-sua-chua-lon-tai-san-co-dinh-3

a. Chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh, kế toán ghi:

Nợ TK 2413 – Sửa chữa lớn TSCĐ

            Có TK 111, 112, 331,…

b. Khi công trình SCL hoàn thành, kết chuyển chi phí sửa chữa lớn để phân bổ dần, kế toán ghi:

Nợ TK 142, 242

            Có TK 2413- Sửa chữa lớn TSCĐ

c. Phân bổ chi phí từng kỳ vào các đối tượng sử dụng có liên quan, kế toán ghi:

Nợ TK 627, 641, 642

            Có TK 142, 242

3. Sửa chữa lớn chỉ mang tính chất nâng cấp, cải tạo

Sửa chữa lớn mang tính chất nâng cấp, cải tạo làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó:

hach-toan-ke-toan-sua-chua-lon-tai-san-co-dinh-2

a. Khi phát sinh chi phí SCL mang tính chất nâng cấp, cải tạo TSCĐ hữu hình sau ghi nhận ban đầu, kế toán ghi:

Nợ TK 241- XDCB dở dang

Có TK lq 111, 152, 331, 334…

b. Khi công việc SCL hoàn thành đưa TSCĐ vào sử dụng:

 – Những chi phí phát sinh không thoả mãn tiêu chuẩn ghi tăng nguyên giá TSCĐ hữu hình, kế toán ghi:

Nợ TK 627,641, 642 (Nếu chí phí sửa chữa nhỏ)

Nợ TK 142, 242 (Nếu chí phí sửa chữa lớn)

Có TK 241 – XDCB dở dang

– Những chi phí phát sinh thoả mãn tiêu chuẩn ghi tăng nguyên giá TSCĐ hữu hình, kế toán ghi:

Nợ TK 211- TSCĐ hữu hình

Có TK 241 – XDCB dở dang

Trên đây là cách hạch toán kế toán sửa chữa lớn tài sản cố định mong răng Khóa học kế toán Online đa lĩnh vực đào tạo chuyên sâu sẽ đồng hành cùng bạn chuyển nghiệp bắt thành công cùng Kế toán Việt Hưng!

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

1 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Nguyễn Thành Hiếu
Nguyễn Thành Hiếu

Trường hợp TS là con tàu thủy bị bão đánh xô vào bờ và bị mắc cạn, toàn bộ hệ thống MMTB bị hư hỏng nặng không hoạt động được thì chi phí sau khi sửa chữa có được hạch toán vào TSCĐ ko hay là phân bổ vào cp? Xin cảm ơn!

close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...