Hạch toán Dự phòng tổn thất tài sản Tài khoản 229 theo TT 133

Hạch toán Dự phòng tổn thất tài sản Tài khoản 229

Cách hạch toán Dự phòng tổn thất tài sản Tài khoản 229 theo TT 133. Cách hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phải thu khó đòi, tổn thất đầu tư, giảm giá chứng khoán kinh doanh.

Để giúp cho doanh nghiệp nắm bắt kịp thời và đầy đủ các thay đổi của Thông tư 133/2016/TT-BTC. Chủ động thực hiện các thay đổi nhằm tuân thủ luật pháp. Kế toán Việt Hưng gửi tới các bạn bài viết: Hạch toán Dự phòng tổn thất tài sản Tài khoản 229 theo TT 133.

Tham khảo:

Hạch toán Cổ phiếu quỹ Tài khoản 419 theo TT 133

Các khóa học thực hành kế toán chuyên sâu tại Kế toán Việt Hưng

Chuẩn mực kế toán số 18: Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng

Hạch toán Dự phòng tổn thất tài sản Tài khoản 229 theo TT 133
Hạch toán Dự phòng tổn thất tài sản Tài khoản 229 theo TT 133

1. Nguyên tắc Hạch toán Dự phòng tổn thất tài sản Tài khoản 229 theo TT 133

1.2. Nguyên tắc hạch toán dự phòng tổn thất tài sản TK 229

Tài khoản này phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản dự phòng tổn thất tài sản, bao gồm:

a) Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh: dự phòng phần giá trị bị tổn thất có thể xảy ra do giảm giá các loại chứng khoán doanh nghiệp đang nắm giữ vì mục đích kinh doanh.

b) Dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác: dự phòng tổn thất do doanh nghiệp nhận vốn góp đầu tư bị lỗ dẫn đến nhà đầu tư có khả năng mất vốn. Hoặc khoản dự phòng do suy giảm giá trị các khoản đầu tư.

1.2. Nguyên tắc kế toán dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh

a) Doanh nghiệp được trích lập dự phòng đối với phần giá trị bị tổn thất có thể xảy ra. Khi có bằng chứng chắc chắn cho thấy giá trị thị trường của các loại chứng khoán doanh nghiệp đang nắm giữ. Vì mục đích kinh doanh bị giảm so với giá trị ghi sổ.

b) Điều kiện, căn cứ và mức trích lập hoặc hoàn nhập dự phòng thực hiện theo các quy định của pháp luật.

1.3. Nguyên tắc kế toán dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác

a) Đối với đơn vị được đầu tư là công ty mẹ. Căn cứ để nhà đầu tư trích lập dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác là BCTC hợp nhất của công ty mẹ đó.

b) Việc trích lập và hoàn nhập khoản dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác. Được thực hiện ở thời điểm lập Báo cáo tài chính cho từng khoản đầu tư theo nguyên tắc:

– Nếu số dự phòng phải lập năm nay cao hơn số dư dự phòng đang ghi trên sổ kế toán. Thì doanh nghiệp trích lập bổ sung số chênh lệch đó và ghi nhận vào chi phí tài chính trong kỳ.

– Nếu số dự phòng phải lập năm nay thấp hơn số dư dự phòng đã lập năm trước chưa sử dụng hết. Thì doanh nghiệp hoàn nhập số chênh lệch đó và ghi giảm chi phí tài chính.

Hạch toán Dự phòng tổn thất tài sản Tài khoản 229 theo TT 133
Hạch toán Dự phòng tổn thất tài sản Tài khoản 229 theo TT 133

1.4. Nguyên tắc kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho

a) Doanh nghiệp phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho khi có những bằng chứng tin cậy về sự suy giảm của giá trị thuần có thể thực hiện được so với giá gốc của hàng tồn kho.

b) Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào thời điểm lập Báo cáo tài chính. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải được thực hiện theo quy định hiện hành.

c) Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải tính theo từng loại vật tư, hàng hóa, sản phẩm tồn kho.

2. Hướng dẫn Hạch toán Dự phòng tổn thất tài sản Tài khoản 229

Nếu bạn muốn hướng dẫn cách hạch toán Dự phòng tổn thất tài sản Tài khoản 229 theo TT 133 hãy đến với chúng tôi. Đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp và chất lượng cam kết hướng dẫn tỉ mỉ giúp bạn nắm rõ kiến thức. Cách hạch toán cũng như các nghiệp vụ khác về kế toán một cách nhanh nhất.

Trên đây là những hướng dẫn về hạch toán Dự phòng tổn thất tài sản Tài khoản 229 theo TT 133. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Kế toán Việt Hưng để được giải đáp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *