Hạch toán Cổ phiếu quỹ Tài khoản 419 theo TT 133
Thông tư 133 được Bộ Tài chính ban hành vào ngày 26/8/2016 nhằm hướng dẫn về chế độ kế toán cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn cả nước, thay thế cho quyết định 48 năm 2016. Ngay từ khi mới ra đời, thông tư 133 đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của các chuyên gia, hiệp hội kế toán, kiểm toán và đặc biệt là các kế toán, giám đốc doanh nghiệp về các nguyên tắc, cách hạch toán tài khoản, trong đó phải kể đến TK 419 – Cổ phiếu quỹ. Nhằm đáp ứng nhu cầu của bạn đọc, Kế toán Việt Hưng xin chia sẻ cách hạch toán cổ phiếu quỹ tài khoản 419 theo TT 133, giúp các bạn có thêm kiến thức để sử dụng tài khoản này một cách phù hợp.
Tham khảo:
Cách hạch toán Chi phí phải trả Tài khoản 335 theo TT 133
Cách hạch toán Nguyên vật liệu Tài khoản 152 theo Thông tư 133
Các khóa học thực hành kế toán chuyên sâu tại Kế toán Việt Hưng
1. Nguyên tắc kế toán Cổ phiếu quỹ – TK 419
Tài khoản 419 cổ phiếu quỹ dùng để ghi nhận các giá trị tăng giảm và phản ánh giá trị hiện tại của số cổ phiếu do các công ty cổ phần mua lại trong số các cổ phiếu do chính công ty đó phát hành, không sử dụng để ghi nhận giá trị cổ phiếu mua của công ty khác vì mục đích đầu tư. Số cổ phiếu này sẽ không có quyền biểu quyết, không được nhận cổ tức hay tham gia chia tài sản khi công ty rơi vào trạng thái giải thể.
2. TK 419 TT 133 nhận được nhiều sự quan tâm của những người làm kế toán
Kế toán sử dụng giá thực tế mua lại số cổ phiếu này, bao gồm giá mua cộng với các chi phí phát sinh có liên quan (như chi phí thông tin, giao dịch,…) để phản ánh giá trị của cổ phiếu quỹ trên TK. Đến cuối kỳ, khi lập báo cáo tài chính, giá trị thực của số cổ phiếu này sẽ được ghi giảm Vốn chủ sở hữu trên báo cáo bằng cách ghi số âm.
3. Kết cấu của TK 419 cổ phiếu quỹ
TK 419 có kết cấu gồm 2 bên nợ và có. Bên nợ phản ánh giá trị cổ phiếu quỹ khi mua vào. Bên có phản ánh giá trị thực tế của số cổ phiếu quỹ được tái phát hành, hủy bỏ hoặc chia cổ tức. Số dư bên có của tài khoản phản ánh giá trị của số cổ phiếu quỹ mà công ty nắm giữ tại thời điểm xem báo cáo.
4. Hạch toán cổ phiếu quỹ Tài khoản 419 theo TT 133
4.1. Khi mua lại cổ phiếu do chính công ty phát hành, kế toán hạch toán:
Nợ TK 419 (giá mua)
Có TK 111, 112
Các chi phí phát sinh trong quá trình thu mua cổ phiếu quỹ được ghi nhận:
Nợ TK 419
Có TK 111, 112
4.2. Khi tái phát hành cổ phiếu quỹ với mức giá cao hơn giá thực tế mua lại, kế toán hạch toán:
Nợ TK 111, 112 (giá tái phát hành)
Có TK 419 (giá thực tế mua lại cổ phiếu quỹ)
Có TK 411 (4112) (số chênh lệch)
4.3. Khi tái phát hành với mức giá thấp hơn giá mua thực tế, hạch toán:
Nợ TK 111, 112 (giá tái phát hành)
Nợ TK 411 (4112) (số chênh lệch)
Có TK 419 (giá thực tế mua lại cổ phiếu quỹ)
4.4. Khi hủy bỏ cổ phiếu quỹ, kế toán hạch toán
Nợ TK 411 (4111) (mệnh giá)
Nợ TK 411 (4112) (số chênh lệch)
Có TK 419 (giá thực tế mua lại cổ phiếu quỹ)
5. Hạch toán Cổ phiếu quỹ Tài khoản 419 theo TT 133
5.1. Khi chia cổ tức bằng cổ phiếu quỹ với giá phát hành cao hơn giá mua thực tế, kế toán ghi nhận:
Nợ TK 421 (giá phát hành)
Có TK 419 (giá thực tế mua lại cổ phiếu quỹ)
Có TK 411 (4112) (số chênh lệch)
5.2. Khi chia cổ tức bằng cổ phiếu quỹ với giá phát hành thấp hơn giá mua thực tế, hạch toán:
Nợ TK 421 (giá phát hành)
Nợ TK 411 (4112) (số chênh lệch)
Có TK 419 (giá thực tế mua lại cổ phiếu quỹ)
Hi vọng với những thông tin được trình bày ở trên sẽ giúp người đọc có thêm những kiến thức về TK 419. Để hiểu rõ và vận dụng chính xác tài khoản này, bạn có thể tham khảo để tham gia các lớp học kế toán tổng hợp, kế toán thực hành tại Kế toán Việt Hưng chúng tôi. Với đội ngũ giảng viên là các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực kế toán, là những kế toán trưởng giàu kinh nghiệm tại các công ty uy tín, chắc chắn bạn sẽ nhận được nhiều điều bổ ích khi tham gia các khóa học của chúng tôi. Để tìm hiểu thêm về cách hạch toán Cổ phiếu quỹ TK 419 theo TT 133 cũng như các lớp học kế toán tại đơn vị chúng tôi, vui lòng truy cập vào địa chỉ: http://lamketoan.vn/ hoặc liên hệ trực tiếp với Việt Hưng để được hỗ trợ.