Cách hạch toán Nguyên vật liệu Tài khoản 152 theo Thông tư 133

Cách hạch toán Nguyên vật liệu Tài khoản 152

Cách hạch toán Nguyên vật liệu Tài khoản 152 theo Thông tư 133 là một trong những phương pháp quen thuộc và thông dụng nhất trong bất cứ quá trình xử lý số liệu, hạch toán của công ty, doanh nghiệp nào.

Tham khảo:

Chứng từ kế toán mua bán nguyên vật liệu, hàng hóa, tài sản cố định

Định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho doanh nghiệp sản xuất

Cách hạch toán Hàng mua đang đi đường Tài khoản 151 theo TT 133

Các khóa học thực hành kế toán chuyên sâu tại Kế toán Việt Hưng

Quá trình nhập, xuất nguyên vật liệu gần như diễn ra liên tục, thường xuyên tại bất cứ loại hình tổ chức nào. Chính vì có rất nhiều nghiệp vụ liên quan đển nguyên vật liệu phát sinh mỗi ngày, chúng ta cần phải nắm được cách hạch toán Nguyên vật liệu Tài khoản 152 theo Thông tư 133 chính xác. Bài viết sau sẽ hướng dẫn cho bạn đọc những thủ thuật, phương pháp định khoản cho các nghiệp vụ liên quan đến nguyên vật liệu

Tài khoản Nguyên vật liệu Tài khoản 152 theo Thông tư 133
Tài khoản Nguyên vật liệu Tài khoản 152 theo Thông tư 133

1. Đặc điểm của tài khoản Nguyên vật liệu Tài khoản 152 theo Thông tư 133?

Tài khoản 152 – Tài khoản nguyên vật liệu được sử dụng để phản ánh những đối tượng sau đây:

Nguyên liệu, vật liệu chính: Đây là những nguyên vật liệu được sử dụng trực tiếp trong quá trình sản xuất, chế tạo ra sản phẩm. Những nguyên vật liệu này cấu thành nên thực thể vật chất chính của sản phẩm.

Vật liệu phụ: Đây cũng là những nguyên vật liệu tham gia vào quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm, nhưng không đóng vai trò cấu tạo nên thực thể vật chất của sản phẩm đó.

Nhiên liệu: Đây được xem là các thành phần cung cấp nhiệt lượng trong sản xuất, kinh doanh, đảm bảo tiến độ hoạt động và sản xuất của dây chuyền

Vật tư thay thế: Đây là những vật dụng dùng để thay thế, sửa chữa máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải,…

Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Những nguyên vật liệu này không sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm, nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thành các xây dựng cơ bản của công trình

2. Kết cấu của tài khoản Nguyên vật liệu Tài khoản 152 theo Thông tư 133

Tài khoản 152 là tài khoản tài sản, giá trị tăng ghi bên Nợ, giá trị giảm ghi bên Có. Số dư cuối kỳ ghi nhận vào bên Nợ

Bên Nợ tài khoản 152 dùng để ghi nhận: trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu nhập kho, phát hiện thừa khi kiểm kê, kết chuyển giá trị tồn cuối kỳ

Bên Có tài khoản 152 dùng để ghi nhận: trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất kho, trả lại người bán, chiết khấu thương mại, phát hiện mất khi kiểm kê, kết chuyển giá trị tồn đầu kỳ

Số dư bên Nợ: phản ánh giá trị thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ

3. Cách hạch toán Nguyên vật liệu Tài khoản 152 theo Thông tư 133 với những nghiệp vụ cụ thể?

3.1. Khi mua nguyên liệu, vật liệu về nhập kho, hạch toán:

Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu

Nợ TK 133 – Thuế GTGT

Có TK 111/112/141/331 – Tiền mặt/ Tiền gửi ngân hàng/ Tạm ứng/ Phải trả người bán

3.2. Trả nguyên liệu, vật liệu cho người bán, hưởng chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hàng bán:

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán

Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 133 – Thuế GTGT

3.3. Mua nguyên liệu, vật liệu nhưng hàng còn đang trên đường, chưa nhập kho:

Nợ TK 151 – Hàng mua đang đi đường

Nợ TK 133 – Thuế GTGT

Có TK 331 – Phải trả cho người bán

Có TK 111/112/141 – Tiền mặt/ Tiền gửi ngân hàng/ Tạm ứng

Tài khoản Nguyên vật liệu Tài khoản 152 theo Thông tư 133
Tài khoản Nguyên vật liệu Tài khoản 152 theo Thông tư 133

Cách hạch toán Nguyên vật liệu Tài khoản 152 theo Thông tư 133 không hề phức tạp. Với những chia sẻ, hướng dẫn trên đây, hi vọng bạn đọc sẽ nắm được cách hạch toán các nghiệp vụ liên quan chính xác và nhanh chóng nhất. Để tham khảo thông tin từ các bài viết có chủ đề tương tự, bạn đọc vui lòng truy cập website http://lamketoan.vn/ của Kế toán Việt Hưng nhé

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận