Hóa đơn là một loại chứng từ do người bán hàng hóa, thành phẩm, cung ứng dịch vụ,… Lập để ghi nhận các thông tin về việc bán hàng, cung cấp dịch vụ. Lamketoan.vn cập nhật bài viết này nhằm chia sẻ kinh nghiệm. Về việc nhận biết, đối tượng sử dụng hóa đơn bán hàng thông thường. Cũng như các thủ tục về thuế đối với loại hóa đơn này để bạn đọc là kế toán sẽ không bị nhầm lẫn với các loại hóa đơn tài chính khác.
1. Hóa đơn bán hàng thông thường là gì?
Các doanh nghiệp có đặc thù sản xuất kinh doanh. Cũng như các phương pháp tính và nộp thuế giá trị gia tăng khác nhau sẽ sử dụng các loại hóa đơn tài chính khác nhau. Và không phải ai cũng biết được sự khác nhau này.
Có các loại hóa đơn tài chính hiện hành như:
– Hóa đơn giá trị gia tăng (hóa đơn GTGT)
– Hóa đơn bán hàng thông thường
– Các hóa đơn đặc thù khác như vé tàu, vé xe,…
Xem thêm:
Điểm quan trọng liên quan tới hóa đơn GTGT
Hóa đơn viết sai tên, địa chỉ, mã số thuế xử lý thế nào
Hóa đơn bán hàng thông thường (gọi tắt là hóa đơn thông thường hay hóa đơn trực tiếp) là hóa đơn đỏ. Do chi cục Thuế cấp cho người nộp thuế kê khai. Và nộp thuế theo phương pháp trực tiếp hoặc bán hóa đơn lẻ cho người bán không kinh doanh hoặc kinh doanh không thường xuyên.
Và chỉ có hóa đơn được cấp bởi chi cục Thuế mới được xem là hóa đơn thông thường hợp pháp.
2. Quy định đối tượng sử dụng hóa đơn bán hàng thông thường
Hóa đơn thông thường được các đối tượng liệt kê sau xuất cho khách hàng khi người nộp thuế theo phương pháp trực tiếp.
– Tổ chức (cá nhân) sản xuất kinh doanh áp dụng tính và nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
– Tổ chức (cá nhân) làm đại lý bán đúng giá hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
– Tổ chức (cá nhân) làm đại lý bán đúng giá hàng hóa chịu thuế GTGT, tính và nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
– Các hộ kinh doanh, sản xuất nộp thuế theo phương pháp trực tiếp, kinh doanh không thường xuyên.
– Tổ chức (cá nhân) khai và tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp bán hàng hóa, dịch vụ xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu.
3. Thủ tục về thuế khi sử dụng hóa đơn bán hàng hóa thông thường:
– Hóa đơn bán hàng trực tiếp không phải kê khai thuế giá trị gia tăng. Như hóa đơn giá trị gia tăng (kê vào mẫu 01/GTGT). Mà phải kê khai vào mẫu 03/GTGT. Đối với trường hợp thuế GTGT tính trực tiếp trên giá trị gia tăng. Và mẫu 04/GTGT đối với trường hợp thuế GTGT tính trực tiếp trên doanh thu.
– Chi phí đầu vào trên hóa đơn thông thường vẫn được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp nếu thỏa mãn đủ các điều kiện là chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN.
– Khi mua hóa đơn thông thường của cơ quan Thuế.
Người nộp thuế nộp bộ hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đề nghị mua hóa đơn Tải về
+ Bản cam kết mẫu số CK01/AC (cam kết việc SXKD phù hợp trên giấy phép đăng ký kinh doanh) Tải về
+ Bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp
+ Mẫu 06/GTGT áp dụng phương pháp tính thuế GTGT Tải về
Trường hợp đi mua hóa đơn lần thứ 2 trở đi thì bộ hồ sơ chỉ cần đơn đề nghị mua hóa đơn là đủ vì bộ hồ sơ lần trước cơ quan Thuế vẫn sẽ lưu giữ.
Như vậy, đối tượng sử dụng hóa đơn bán hàng thông thường là các tổ chức, cá nhân thực hiện SXKD kê khai và nộp thuế theo phương pháp trực tiếp.
Em đang có vướng mắc xin đc cả nhà hỗ trợ.
Em xuất 1 hóa đơn sai đơn giá, giờ muốn viết hóa đơn Thay thế. Em sử dụng Phần mềm hóa đơn của Bkav không nộp đc mẫu 04/SS-HĐĐT.
Em gọi lên tổng đài Bkav để tư vấn thì họ trả lời khi viết hóa đơn thay thế thì ko cần nộp mẫu 04/SS, khi hủy hóa đơn thì hệ thống tự hủy ko cần làm gì cả.
Như vậy có đúng ko ạ?
Chào bạn, với câu hỏi của bạn Kế Toán Việt Hưng xin trả lời như sau:
Điều 19 Xử lý hóa đơn có sai sót. Nghị Định 123 có quy định. Thay thế và điều chỉnh k phải lập thông báo sai sót gửi thuế nhé. Mình trích cho bạn đọc nhé
1. Trường hợp người bán phát hiện hóa đơn điện tử đã được cấp mã của cơ quan thuế chưa gửi cho người mua có sai sót thì người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này về việc hủy hóa đơn điện tử có mã đã lập có sai sót và lập hóa đơn điện tử mới, ký số gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn mới thay thế hóa đơn đã lập để gửi cho người mua. Cơ quan thuế thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót lưu trên hệ thống của cơ quan thuế.
2. Trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua mà người mua hoặc người bán phát hiện có sai sót thì xử lý như sau:
a) Trường hợp có sai sót về tên, địa chỉ của người mua nhưng không sai mã số thuế, các nội dung khác không sai sót thì người bán thông báo cho người mua về việc hóa đơn có sai sót và không phải lập lại hóa đơn. Người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế về hóa đơn điện tử có sai sót theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này, trừ trường hợp hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế có sai sót nêu trên chưa gửi dữ liệu hóa đơn cho cơ quan thuế.
b) Trường hợp có sai: mã số thuế; sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng thì có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hóa đơn điện tử như sau:
b1) Người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót. Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót.
Hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.
b2) Người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử có sai sót trừ trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót.
Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.
Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới điều chỉnh hoặc thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó người bán gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế) hoặc gửi cơ quan thuế để cơ quan thuế cấp mã cho hóa đơn điện tử mới để gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế).
Mời bạn truy cập Cộng Đồng Làm Kế Toán https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan để đặt câu hỏi và nhận câu trả lời nhanh chóng, chính xác nhất từ đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm của chúng tôi!