Cách đọc file thông báo kết quả đóng BHXH mẫu C12-TS theo Quyết định 505

Thông báo kết quả đóng BHXH mẫu C12-TS theo Quyết định 505 | Mỗi tháng cơ quan BHXH sẽ gửi thông báo kết quả đóng BHXH theo mẫu C12 – TS Quyết định 505 cho đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp,… sử dụng lao động. Và cũng có khá nhiều bạn kế toán viên vừa mới ra trường, các bạn kế toán phụ trách bảo hiểm xã hội vẫn phân vân không biết cách đọc file hay là cách thức xem số liệu ở biểu mẫu. Bài viết của Trung tâm đào tạo kế toán Việt Hưng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách đọc file thông báo kết quả đóng BHXH theo mẫu C12, hãy cùng tham khảo với chúng tôi qua bài viết dưới đây nhé.

1. Bảo hiểm xã hội là gì?

Bảo hiểm xã hội Việt Nam được biết đến là chính sách an sinh được cơ quan bảo hiểm xã hội triển khai, tổ chức, thực hiện đúng quy định của Pháp Luật. 

Theo quy định tại khoản 1 điều 3, Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ban hành vào ngày 20 tháng 11 năm 2014 cụ thể:

Bảo hiểm xã hội chính là sự bảo đảm và thay thế hay bù đắp một phần nào thu nhập của người lao động khi bị giảm hay mất bởi vì ốm đau, thai sản, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi để lao động,… dựa trên cơ sở đóng vào quỹ Bảo hiểm xã hội.

2. Mục đích của bảo hiểm xã hội

Mẫu C12 – TS đã được cơ quan Bảo hiểm xã hội lập vào ngày 01 hàng tháng, mục đích của việc làm này chính là thông báo kết quả về việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bệnh nghề nghiệp,… của các tháng trước liền kề và số tiền dự định đóng của những tháng hiện tại đối với đon vị tham gia vào bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,…

3. Nội dung của mẫu C12 – TS theo Quyết định 505

Nội dung của mẫu C12 – TS sẽ bao gồm: kết quả đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,… của các tháng trước liền kề gồm số lao động tham gia, số tiền đóng, số tiền phải đóng chuyển sang tháng hiện tại nếu có, số tiền dự tính của đơn vị phải đóng trong tháng hiện tại

Đối với những đơn vị doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động nhưng nợ trên 2 tháng thì cơ quan Bảo hiểm xã hội cũng đề nghị nộp thật đầy đủ số tiền cần phải đóng trước các ngày đầu trong tháng sau đó. Nếu quá thời hạn thì sẽ cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, xử phạt về vi phạm hành chính đúng quy định Pháp luật nước ta.

4. Hướng dẫn cách đọc thông báo kết quả đóng BHXH mẫu C12-TS

4.1 Doanh nghiệp sẽ được nhận mẫu C12 – TS vào thời điểm nào?

Trước ngày 10 mỗi tháng, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ trực tiếp gửi thông báo kết quả đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nhiêp theo mẫu C12 – TS của tháng trước cho doanh nghiệp, tổ chức hiện đang sử dụng lao động

4.2 Mẫu C12 – TS cho chúng ta biết được gì?

Đối với mẫu C12 – TS sẽ thể hiện cho chúng ta thấy:

– Số tiền doanh nghiệp, đơn vị còn nợ và số tiền cần đóng bảo hiểm trong tháng đã có sự phát sinh

– Đối soát và có thể quản lý được tổng số người lao động đã tham gia vào bảo hiểm xã hội, biến động trong kỳ ở doanh nghiệp là bao nhiêu

– Tính được số tiền lãi chậm đóng, tiền truy thu cho bảo hiểm y tế và tránh được việc bị thanh tra, kiểm tra hay xử phạt hành chính nếu như không đóng đủ, đóng đúng số tiền cần nộp

– Doanh nghiệp cũng nắm được thông tin đóng bảo hiểm xã hội đã đủ đến tháng nào

– Biết được thời hạn để kiểm tra và điều chỉnh lại những số liệu nếu có sự sai sót.

Vậy cách đọc thông báo kết quả đóng BHXH mẫu C12-TS như thế nào? 

Mẫu C12 – TS được lập ra dựa theo số liệu số tiền đã nộp tháng trước, số nợ của những tháng trước, và số tiền đã nộp hay số tiền phát sinh của tháng hiện tại. Khi kết thúc tháng, cán bộ quản lý của bảo hiểm xã hội sẽ căn cứ theo báo cáo tăng hay giảm người lao động của doanh nghiệp, đơn vị để có sự điều chỉnh về mức đóng trong tháng, những chứng từ nhận được bao gồm: tiền mặt, chuyển khoản, chuyển tiền bưu điện, ngân hàng, ủy nhiệm chi, kho bạc của đơn vị, doanh nghiệp đã nộp vào tài khoản của bảo hiểm xã hội cụ thể như sau:

thông báo kết quả đóng bhxh mẫu c12-ts
Mẫu C12-TS

3.1 Phần A : kỳ trước mang sang:

Đây được hiểu là số tiền doanh nghiệp các bạn đã nộp bảo hiểm xã hội và còn thừa, thiếu, lãi chậm nộp ở kỳ trước:

– Cột 1: Bảo hiểm xã hội trong cột này bao gồm cả ốm đau thai sản và hưu trí, tử tuất

– Cột 2: Bảo hiểm y tế

– Cột 3: Bảo hiểm tai nạn

– Cột 4: Bảo hiểm TNLĐ

– Cột 5 (= 1 + 2 + 3 + 4): được hiểu là số tiền doanh nghiệp nộp thừa hay thiếu trong kỳ trước và chuyển sang làm số liệu cho đầu kỳ này

– Dòng A1: tổng số người lao động tham gia vào đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, BHTNLĐ tính đến cuối kỳ tháng trước

– Dòng A2.1: Số tiền nộp còn thừa ở kỳ trước

– Dòng A2.2: Số tiền nộp còn thiều ở kỳ trước

– Dòng A3: Số tiền lãi doanh nghiệp chưa đóng cuối kỳ trước

3.2 Phần B: Phát sinh trong kỳ (nộp tháng hiện tại ):

Đây được hiểu là số tiền bảo hiểm xã hội cần đóng cho người lao động phát sinh tăng hay giảm trong kỳ và số tiền lãi chậm đóng (nếu có)

– Mục B1: số lao động: số lao động hiện đóng bảo hiểm xã hội trong tháng này

+ 1.1: số phát sinh tăng lao động được tính đến cuối tháng này, tương ứng cột tăng là 1, 2, 3, 4 là số tiền tăng của BHXH, BHYT, BHTN

+ 1.2: số phát sinh giảm lao động được tính trong tháng, tương ứng cột giảm cũng là 1, 2, 3, 4 là số tiền giảm tương ứng theo BHXH, BHYT, BHTN

– Mục B2:  Qũy lương: tổng mức lương đóng vào BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ của người lao động khi tham gia BHXH ở doanh nghiệp

Qũy lương = Qũy lương của kỳ trước + Qũy lương trong kỳ – Qũy lương giảm của kỳ

+ 2.1: số phát sinh tăng ở quỹ lương trong tháng

+ 2.2: số phát sinh giảm ở quỹ lương trong tháng

– B3: Phải đóng: số tiền phát sinh cần đóng ở kỳ này

+ 3.1: số tiền phát sinh tăng cần đóng trong kỳ

+ 3.2: số tiền phát sinh giảm cần đóng trong kỳ

– Mục B4: Điều chỉnh phải đóng ở kỳ trước: đây là mục thể hiện số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ cần phải đóng do thực hiện báo tăng/ giảm lao động muộn so với thời gian quy định, có điều chỉnh về các mức đóng

+ 4.1: số tiền cần đóng do báo tăng lao động muộn

+ 4.2: số tiền cần đóng do báo giảm lao động muộn

+ 4.3: số tiền BHXH tăng hay giảm do có sự điều chỉnh về mức đóng

– Mục 5: Lãi chậm nộp BHXH của doanh nghiệp được tính từ 30 ngày trở lên (kể từ ngày phải đóng).

+ 5.1: Số tiền tính lãi = số tiền phải đóng – số tiền đã đóng 

+ 5.2: Tỷ lệ tính lãi: mức tỷ lệ sẽ được BHXH thông báo lên cơ quan BHXH và áp dụng đúng theo quy định

+ 5.3: Tổng tiền lãi = tỷ lệ tính lãi x số tiền lãi

3.3 Phần C: số tiền đã nộp ở trong kỳ:

Thể hiện số tiền doanh nghiệp đã nộp vào tài khoản của BHXH ở tháng hiện tại

3.4 Phần D: Phân bổ về số tiền đóng:

– Mục 1: Phải đóng: số tiền thiếu ở kỳ trước 

– Mục 2: Tiền lãi: số tiền lãi của kỳ trước

3.5 Phần Đ: Chuyển kỳ sau:

– Mục 1: Số lao động: thể hiện số người lao động đang thực hiện đóng BHXH tại doanh nghiệp trong tháng

– Mục 2: Phải đóng

+ 2.1: Số tiền đóng thừa trong kỳ

+ 2.2: số tiền thiếu trong kỳ

– Mục 3: thiếu lãi: số lãi doanh nghiệp nộp thiếu cuối kỳ

Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về nghiệp vụ kế toán (vui lòng liên hệ cơ quan BHXH để được hỗ trợ liên quan quyền lợi của người lao động) cần tháo gỡ MỜI BẠN THAM GIA ĐẶT CÂU HỎI để giải đáp NGAY LẬP TỨC bởi đội ngũ kế toán trưởng tại Group CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN: https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan

thông báo kết quả đóng bhxh mẫu c12-ts 3
Hỏi đáp trường hợp hạch toán kế toán khoản liên quan BHXH

Bài viết của Trung tâm đào tạo kế toán Việt Hưng đã giúp các bạn kế toán viên biết được cách đọc file thông báo kết quả đóng BHXH. Nếu muốn nâng cao thêm nghiệp vụ hãy đăng ký các khóa học thực hành tại Việt Hưng, ở đây bạn sẽ được giải đáp những thắc mắc và học hỏi thêm kinh nghiệm kế toán từ các giảng viên là kế toán trưởng, kế toán thuế có nhiều năm kinh nghiệm.

 
0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...