DN điều chuyển người lao động – cần quyết toán thuế TNCN ra sao?

Điều chuyển người lao động là một trong những hoạt động khá phổ biến ở những đơn vị đang sử dụng lao động. Trường hợp này chúng ta có thể hiểu bạn sẽ được chuyển từ công việc được thỏa thuận ngay trong hợp đồng chuyển đổi sang vị trí hay công việc khác. Câu hỏi đặt ra ở đây là việc điều chuyển người lao động sẽ quyết toán thuế thu nhập cá nhân như thế nào. Bài viết của Trung tâm đào tạo kế toán Việt Hưng sẽ giải đáp rõ ràng các thắc mắc bạn về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

1. Điều chuyển lao động tạm thời là như thế nào?

Pháp luật lao động hiện nay của nước ta không đưa ra bất kỳ quy định cụ thể về việc điều chuyển lao động tạm thời. Nhưng căn cứ theo Điều 29 Bộ luật lao động năm 2019 đã nêu rõ về việc điều chuyển lao động tạm thời được hiểu như sau:

Người sử dụng lao động sẽ tạm thời chuyển người lao động sang làm những công việc khác với công việc đã được thỏa thuận ngay từ đầu trong hợp đồng laop động với các trường hợp nhất định phù hợp theo quy định pháp luật nước ta.

2. Một số trường hợp được chuyển lao động tạm thời

Theo quy định Pháp luật lao động, khi ký kết hợp đồng lao động các bên cần tuân thủ đúng theo nội dung những gì đã ký ở hợp đồng. Nếu như có sự thay đổi nào khi thực hiện hợp dồng thì cần có sự đồng ý ở các bên, nhưng với một số trường hợp đặc biệt để đảm bảo về quyền và lợi ích người sử dụng lao động pháp luật cho phép đơn vị được thực hiện khác với nội dung trên hợp đồng. Căn cứ theo quy định khoản 1 Điều 29 Bộ luật lao động năm 2019:

2.1 TRƯỜNG HỢP 1: Điều chuyển người lao động khi gặp phải trường hợp bất khả kháng

Theo quy định Pháp luật nước ta về lao động, người lao động chỉ có trách nhiệm thực hiện những công việc được ký kết ngay trong hợp đồng, với trường hợp đơn vị lao động không sắp xếp đúng công việc thì người lao động được quyền khiếu nại hay đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Nhưng chúng ta cũng cần nhìn nhận vấn đề, trong quá trình kinh doanh sản xuất, đơn vị cũng sẽ có gặp các vấn đề khó khăn đột xuất hay quá trình sản xuất có nhu cầu thay đổi công việc người lao động sang làm công việc khác thì đơn vị vẫn có quyền tạm thời thuyên chuyển người lao động nếu như có đầy đủ căn cứ đúng theo quy định pháp luật hiện hành.

điều chuyển người lao động  3
DN điều chuyển người lao động

Đối với những sự cố do thiên tai hay hỏa hoạn, dịch bệnh, áp dụng những biện pháp ngăn ngừa, bệnh nghề nghiệp hay khắc phục tai nạn lao động, sự cố về điện nước, người sử dụng lao động cần phải chứng minh các sự cố, hoàn cảnh đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc, hoạt động công ty như thế nào. Đối với nhu cầu sản xuất về kinh doanh người sử dụng lao động cũng quy định cụ thể ở nội quy doanh nghiệp với trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh người sử dụng lao động được phép tạm thời chuyển cho người lao động sang làm công việc khác với hợp đồng lao động. Nếu trường hợp nội quy về lao động, đơn vị không có bất kỳ quy định cụ thể nào với những trường hợp do nhu cầu về việc sản xuất  kinh doanh mà lúc này đơn vị lại chuyển tạm thời người lao động sang công việc khác so với ký kết hợp đồng ban đồng thì đơn vị không được sử dụng căn cứ này để điều chuyển.

2.2 TRƯỜNG HỢP 2: Áp dụng các biện pháp ngăn ngừa hay khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Áp dụng những biện pháp ngăn ngừa hay khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với các trường hợp: doanh nghiệp tổ chức kiểm định về thiết bị, máy móc, vật tư có sự nghiêm ngặt về vấn đề an toàn lao động, xây dựng những kế hoạch về an toàn lao động, vệ sinh trong lao động, trang bị thêm những phương tiện bảo vệ cá nhân trong môi trường lao động, huấn luyện về vấn đề an toàn lao động, vệ sinh lao động; hay nâng cao chất lượng thông tin an toàn lao động, vệ sinh lao động; chăm sóc sức khỏe với người lao động.

2.3 TRƯỜNG HỢP 3: Sự cố về điện, nước

Sự cố về điện nước là trường hợp trong văn phòng, tòa nhà hay công trình xây dựng, nhà máy…. Của doanh nghiệp gặp phải vấn đề bị chập mạch điện, cháy do tia sét dẫn đến việc mất điện; nguồn nước bị ô nhiễm, vỡ ống dẫn nước, mất nước,…. Để khắc phục được tình trạng này doanh nghiệp cần mất thời gian dài và phải thực hiện việc điều chuyển người lao động sang làm công việc khác tạm thời

Lưu ý: Với trường hợp này, khi đơn vị doanh nghiệp muốn thực hiện việc điều chuyển người lao động tạm thời thì doanh nghiệp cần phải chứng minh được hoàn cảnh và sự cố đang gặp phải ảnh hưởng như thế nào đến công việc, hoạt động của doanh nghiệp.

2.4 TRƯỜNG HỢP 4: Nhu cầu về vấn đề kinh doanh, sản xuất

Doanh nghiệp mở rộng về quy mô sản xuất kinh doanh; đổi địa điểm hoạt động; sắp xếp lại nguồn nhân lực; tổ chức lại bộ máy doanh nghiệp; xây dựng lại công trình; cải tạo cơ sở vật chất doanh nghiệp….

Riêng với trường hợp này, pháp luật lao động cũng quy định với doanh nghiệp cụ thể ngay trong nội quy lao động với các trường hợp do nhu cầu kinh doanh, sản xuất mà doanh nghiệp phải điều chuyển tạm thời người lao động sang làm công việc khác với hợp đồng lao đồng. Khi nhu cầu về việc sản xuất, kinh doanh đã được quy định ngay trong nội quy lao động thì doanh nghiệp mới được phép điều chuyển.

XEM THÊM:

Thanh toán tiền nghỉ phép năm trong doanh nghiệp cho người lao động

100 triệu mức cho vay hỗ trợ tạo việc làm tối đa cho người lao động

3. Thời gian điều chuyển người lao động sang công việc khác

Vấn đề chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động ban đầu cũng chỉ mang tính chất tạm thời giúp cho đơn vị doanh nghiệp tháo dỡ những khó khăn đột xuất đang gặp phải hay để giải quyết những nhu cầu thiết yếu trong việc sản xuất kinh doanh không để ảnh hưởng đến nguồn thu nhập, cuộc sống của người lao động nên theo quy định pháp luật về thời gian được phép chuyển người lao động sang công việc khác cần có thời gian nhất định. Theo quy định khoản 3, khoản 3 Điều 29 Bộ luật lao động 2019 quy định thời gian chuyển người lao động sang làm những công việc khác so với hợp đồng lao động sẽ không được quá 60 ngày làm việc cộng đồn trong năm lại.

Với những trường hợp doanh nghiệp tạm thời điều chuyển người lao động làm công việc khác và đã đủ thời gian 60 ngày làm việc nhưng vẫn muốn sử dụng người lao động tiếp tục cho công việc đó thì cần phải có sự đồng ý của người lao động bằng chính văn bản. Nếu trường hợp người lao động không đồng ý thì cần phải ngừng việc và doanh nghiệp phải chi trả tiền lương ngừng việc đối với người lao động.

Với những thủ tục, yêu cầu khi thực hiện điều chuyển người lao động sang làm công việc khác thì doanh nghiệp cần phải báo trước cho người lao động biết ít nhất là 03 ngày kể từ ngày làm việc. Trong văn bản cũng cần thông báo và nêu rõ thời hạn làm công việc tạm thời đã được bố trí phù hợp giới tính, sức khỏe của người lao động.

4. Quyền lợi người lao động khi thực hiện công việc khác

Việc điều chuyển người lao động sang công việc khác so với hợp đồng lao động sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, xáo trộn mọi thứ đối với người lao động nên doanh nghiệp cần đảm bảo được quyền lợi cho người lao động thuộc vào đối tượng điều chuyển: 

– Bố trí công việc cho người lao động khi đã hết thời hạn điều chuyển.

– Khi đã hết thời gian điều chuyển doanh nghiệp cần sắp xếp người lao động trở về lại công việc cũ như đã ký kết trong hợp đồng lao động.

– Theo khoản 3 Điều 29 Bộ luật lao động năm 2019 cũng quy định rõ người lao động khi chuyển sang làm công việc khá vẫn được trả lương theo công việc mới. nếu như tiền lương công việc mới thấp hơn lương công việc cũ thì được giữ nguyên số tiền lương trong công việc cũ với thời gian làm việc là 30 ngày. Tiền lương công việc mới ít nhất bằng 85% công việc cũ, không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

5. Việc quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với lao động điều chuyển như thế nào?

Công ty có trách nhiệm quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo sự ủy quyền cá nhân với cả phần thu nhập đơn vị cũ đã thực hiện chi trả và doanh nghiệp mới thu lại các chứng từ khấu trừ thuế theo thu nhập cá nhân do tổ chức chi trả thu nhập cũ cấp cho người lao động

+ Đối với tổ chức cũ: chi nhánh quyết toán thuế thu nhập cá nhân phải thực hiện kê khai TNCN đã nhận tại chi nhánh và thuế khấu trừ ở Phụ lục bảng kê 05 – 1/ BK – QTT – TNCN và cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN cho người lao động

+ Doanh nghiệp mới: quyết toán thuế TNCN khi cá nhân được ủy quyền quyết toán thuế TNCN. Doanh nghiệp phải tổng hợp thu nhập, số thuế đã khấu trừ của cá nhân.

 Với trường hợp cá nhân là người lao động được doanh nghiệp điều chuyển từ đơn vị cũ sang đơn vị mới do đơn vị cũ thực hiện việc sát nhập, chia, tách, hợp nhất, chuyển đổi về loại hình doanh nghiệp hay đơn vị cũ và đơn vị mới là cùng hệ thống thì lúc này đơn vị mới sẽ có trách nhiệm thực hiện việc quyết toán thuế đúng theo ủy quyền cá nhân đối với phần thu nhập do đơn vị cũ chi trả, thu lại những chứng từ khấu trừ thuế TNCN từ đơn vị cũ đã cấp cho người lao động (nếu có).

Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về nghiệp vụ kế toán cần tháo gỡ MỜI BẠN THAM GIA group FB CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN để giải đáp NGAY LẬP TỨC bởi đội ngũ kế toán trưởng tại: https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan

điều chuyển lao động 2
24/7 Hỏi đáp nghiệp vụ doanh nghiệp

Bài viết của Trung tâm đào tạo kế toán Việt Hưng đã giải đáp được thắc mắc về vấn đề Trường hợp DN điều chuyển người lao động – cần quyết toán thuế TNCN ra sao? Trung tâm vẫn luôn khai giảng các khóa học thực hành kế toán, bạn có thể tham gia vào các khóa học này để nâng cao kinh nghiệm chuyên môn bản thân, vững bước hơn trên con đường kế toán

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận