Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm | Với nhu cầu thực phẩm ngày càng được ưa chuộng hiện nay tại nước ta. Nhiều thực khách du lịch trong nước cũng như ngoài nước có nhu cầu về ẩm thực cao theo từng vùng miền. Chính vì vậy nhiều nhà hàng mọc lên ngày càng nhiều. Thế nhưng không phải ai cũng biết về những giấy phép liên quan khi mở nhà hàng. Chẳng hạn như giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm, giấy đảm bảo PCCC,… Do đó, bài viết này kế toán Việt Hưng xin được chia sẻ cho bạn về những điều kiện để xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng.
1. Vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?
Vệ sinh an toàn thực phẩm là các tiêu chí nhất định thể hiện sự bảo đảm an toàn thực phẩm khi sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Chẳng hạn bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khoẻ, tính mạng con người, đảm bảo thực phẩm không bị hỏng, không chứa các tác nhân vật lý, hoá học, sinh học, hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép,…
Theo quy định tại Điều 11, 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP về cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động như sau:
“Điều 11. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này.
- Điều kiện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật an toàn thực phẩm. Riêng đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại Điều 28 Nghị định này.
Điều 12. Cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
c) Sơ chế nhỏ lẻ;
d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
g) Nhà hàng trong khách sạn;
h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
i) Kinh doanh thức ăn đường phố;
k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
Các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.”
Như vậy, bất kì cơ sở kinh doanh nhà hàng nào bạn cũng phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định.
XEM THÊM:
Khóa học tổng hợp kế toán nhà hàng – khách sạn
Hạch toán kế toán nhà hàng – khách sạn theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Hạch toán kế toán nhà hàng – khách sạn theo phương pháp kê khai thường xuyên
2. 03 Điều kiện cần cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi chế biến thực phẩm, kinh doanh ăn uống
- Bố trí bếp ăn bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm còn sống và thực ơhmar đã chín
- Có đủ nguồn nước đạt quy chuẩn kỹ thuật sử dụng cho việc chế biến, kinh doanh
- Có đầy đủ dụng cụ thu gom và chứa đựng rác thải. Phân loại chất thải bảo đảm vệ sinh
- Cống rãnh, ống thoát nước ở khu vực cửa hàng, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng
- Nhà ăn của thực khách và nhân viên phải thoáng mát, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ và có những biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại
- Có thiết bị bảo quản thực phẩm. Nhà vệ sinh, bồn rửa tay đảm bảo vệ sinh, bố trí xà phòng rửa tay đầy đủ và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ
- Người chủ đơn vị có trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến, dịch vụ ăn uống
- Có dụng cụ và đồ đựng riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín
- Các dụng cụ nấu nướng, chế biến rửa dọn hằng ngày, phải bảo đảm an toàn vệ sinh
- Dụng cụ ăn uống phải được làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch, luôn khô ráo, không ẩm mốc
- Tuân thủ quy định, đảm bảo kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất; kinh doanh thực phẩm
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm ở khâu chế biến và bảo quản thực phẩm
- Nguyên liệu thực phẩm phải có nguồn gốc rõ ràng và bảo đảm an toàn, lưu mẫu thức ăn hằng ngày
- Thực phẩm chế biến phải bảo đảm an toàn, hợp vệ sinh
- Thực phẩm bày bán phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh để chống được bụi, mưa, nắng và sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại
[?] Không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bị phạt bao nhiêu tiền? ———– |
3. Hồ sơ xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
- Giấy đề nghị cấp Giấy phép vệ sinh ATTP
- Bản sao Giấy chứng nhận ĐKDN
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
- Bản vẽ sơ đồ mặt bằng của cơ sở kinh doanh và khu vực xung quanh
- Bản quy trình sản xuất thực phẩm, quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và của đầu bếp trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm
- Giấy chứng nhận về kiến thức đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất
Thủ tục xin cấp giấy phép
BƯỚC 1: Nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
BƯỚC 2: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
BƯỚC 3: Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm nếu đáp ứng đủ điều kiện.
Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về nghiệp vụ kế toán cần tháo gỡ MỜI BẠN THAM GIA ĐẶT CÂU HỎI để giải đáp NGAY LẬP TỨC bởi đội ngũ kế toán trưởng tại Group CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN: https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan
Như vậy kế toán Việt Hưng đã nêu lên các điều kiện cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng để các bạn có thể hiểu rõ về lĩnh vực này. Hãy theo dõi chúng tôi và xem thêm những bài viết khác.