Công trình không có giấy phép xây dựng có mức phạt tới 140 triệu đồng

Công trình không có giấy phép xây dựng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 140 triệu đồng. Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về khởi công xây dựng công trình. Trên thực tế hiện nay vẫn còn tồn tại tình trạng nhiều người dân tự ý xây nhà khi chưa được cấp phép xây dựng. Đây là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử lý tùy theo mức độ cùng Kế Toán Việt Hưng tìm hiểu qua bài viết dưới đây

1. Quy định về giấy phép xây dựng, cấp giấy phép xây dựng

Căn cứ theo Khoản 17, Điều 3, Luật Xây dựng năm 2014 (được sửa đổi năm 2020), giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý được ban hành bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư công trình xây dựng để thực hiện xây mới, sửa chữa, cải tạo hoặc di dời công trình.

Mặt khác, theo Khoản 1 và Khoản 5, Điều 89, Luật Xây dựng năm 2014 (sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 30, Điều 1, Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020), công trình xây dựng phải có giấy phép xây dựng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư theo quy định tại Luật Xây dựng 2014, trừ các trường hợp:

  • Công trình được cấp phép xây dựng theo giai đoạn khi đã có thiết kế xây dựng triển khai sau khi thiết kế cơ sở của từng giai đoạn được thẩm định và phê duyệt theo quy định tại Luật Xây dựng năm 2014.
  • Đối với dự án tổng có nhiều công trình, giấy phép xây dựng sẽ được cấp cho một, một số hoặc tất cả công trình thuộc dự án khi các công trình có yêu cầu thi công đồng thời và phải đạt một số điều kiện.

Một số quy định về giấy phép xây dựng.

công trình không có giấy phép xây dựng 2
Quy trình xin giấy phép xây dựng

Theo Khoản 3, Điều 89, Luật Xây dựng năm 2014 (sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 30, Điều 1, Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020, giấy phép xây dựng bao gồm các loại sau:

  • Giấy phép xây dựng mới: Áp dụng với công trình khởi công lần đầu.
  • Giấy phép xây dựng sửa chữa, cải tạo: Được cấp phép với công trình cần sửa chữa, cải tạo.
  • Giấy phép xây dựng di dời: Cấp phép cho việc di dời công trình.
  • Giấy phép xây dựng có thời hạn: là giấy phép xây dựng cấp cho xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định.

2. Mức phạt đối với công trình không có giấy phép xây dựng

Chính Phủ ban hành Nghị định 16/2022/NĐ-CP ngày 28/1/2022 về xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng. So với Nghị định 139/2017/NĐ-CP trước đây thì mức phạt có sự tăng nặng đáng kể.

Mức phạt đối với công trình không có giấy phép xây dựng

Căn cứ theo Khoản 7, Điều 16, Nghị định 16/2022/NĐ-CP, hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng (đối với công trình bắt buộc phải có giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật) sẽ bị phạt như sau:

Phạt 60 – 80 triệu đồng đối với công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ.

(Trước đây hành vi này có mức phạt là 20 – 30 triệu đồng).

Phạt từ 80 – 100 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu vực có di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác.

(Trước đây, hành vi này bị phạt 10 – 20 triệu đồng theo Nghị định 139/2017/NĐ-CP).

Phạt tiền từ 120 – 140 triệu đồng đối với hành vi xây dựng công trình phải có báo cáo nghiên cứu tính khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

(Mức phạt đối với hành vi này trước đây chỉ phạt từ 30 – 50 triệu đồng).

Như vậy, so với các quy định trước đây, từ ngày 28/1/2022, mức phạt tiền đối với hành vi xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng đã tăng nặng hơn rất nhiều so với trước đây. Trong đó, mức phạt cao nhất có thể lên tới 140 triệu đồng.

VÍ DỤ: Ông A xây dựng nhà ở cá nhân trên khu vực Ninh Bình, cụ thể nằm trong quần thể danh thắng Tràng An và không xin cấp giấy phép xây dựng => Ông A sẽ bị áp dụng mức phạt 80 – 10 triệu đồng tùy theo mức độ vi phạm.

Mức phạt xây dựng công trình không phép được quy định cụ thể tại Nghị định 16/2022/NĐ-CP.

Mức phạt đối với thi công công trình sai nội dung giấy phép xây dựng

Ngoài ra, tại Nghị định 16/2022/NĐ-CP cũng tăng mức phạt xử phạm đối với hành vi thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp cho công trình sửa chữa, cải tạo, di dời công trình và giấy phép có thời hạn:

  • Phạt 15 – 20 triệu đồng đối với công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ.

  • Phạt 25 – 30 triệu đồng đối với công trình nhà ở riêng lẻ được xây dựng ở khu bảo tồn, di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác.

  • Phạt 70 – 90 triệu đồng đối với công trình xây dựng cần phải có báo cáo nghiên cứu tính khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

3. 10 loại công trình được miễn giấy phép xây dựng

Căn cứ theo Khoản 2, Điều 89, Luật Xây dựng năm 2014, được sửa đổi và bổ sung bởi Khoản 30, Điều 1, Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020, các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng bao gồm:

  • Các công trình bí mật, công trình được xây dựng khẩn cấp.
  • Công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công.
  • Công trình được xây dựng tạm theo Điều 131, Luật Xây dựng năm 2014.
  • Công trình sửa chữa, cải tạo bên trong công trình hoặc cải tạo mặt ngoài công trình không tiếp giáp với đường trong đô thị và có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; nội dung sửa chữa, cải tạo không làm ảnh hưởng công năng, an toàn chịu lực, phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước phê duyệt, đảm bảo an toàn chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.
  • Công trình quảng cáo không thuộc đối tượng bắt buộc phải cấp phép xây dựng.
  • Công trình xây dựng nằm trên địa bàn hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên hoặc xây dựng theo tuyến ngoài đô thị phù hợp với quy hoạch và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  • Công trình xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng phê duyệt và thẩm định, đủ điều kiện về thiết kế xây dựng và cấp phép xây dựng.
  • Nhà riêng lẻ quy mô dưới 7 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được phê duyệt bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  • Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ khu vực nông thôn dưới 7 tầng trên khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc thuộc quy hoạch chi tiết điểm xây dựng dân cư nông thôn đã được phê duyệt bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, công trình xây dựng cấp IV, nhà riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng, trừ công trình, nhà riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn hoặc khu vực di tích lịch sử – văn hóa.
  • Chủ đầu tư công trình xây dựng thuộc đối tượng quy định tại các Điểm b, e, g, h và i của Khoản này, trừ nhà riêng lẻ quy định tại Điểm i, Khoản này, có trách nhiệm gửi thông báo thời điểm khởi công xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý.

Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về nghiệp vụ kế toán cần tháo gỡ MỜI BẠN THAM GIA ĐẶT CÂU HỎI để giải đáp NGAY LẬP TỨC bởi đội ngũ kế toán trưởng tại Group CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN: https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan

công trình không có giấy phép xây dựng 3
Hỏi đáp công trình không có giấy phép xây dựng

Trên đây là một số quy định về mức phạt đối với hành vi xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng. Theo quy định tại Nghị định 16/2022/NĐ-CP, hành vi này có thể bị phạt với mức cao nhất là 140 triệu đồng, vì vậy các tổ chức, cá nhân là chủ thầu xây dựng cần lưu ý để tránh bị phạt vi phạm hành chính khi khởi công các dự án công trình mới, sửa chữa, di dời,…

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...