07 Nhóm bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế

Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế được áp dụng đối với các đối tượng không thực hiện đúng nghĩa vụ thuế theo quy định. Các quyết định cưỡng chế này do cơ quan có thẩm quyền ban hành và bắt buộc thi hành. Đối tượng nào, trường hợp nào bị cưỡng chế thi hành quyết định về thuế? 

Các trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.

1. 7 trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế

Theo Điều 124, Luật Quản lý thuế năm 2019, 7 trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế gồm:

(1) Người nộp thuế nợ tiền thuế quá 90 ngày tính từ ngày hết thời hạn nộp thuế theo quy định.

(2) Người nộp thuế nợ tiền thuế sau khi hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế.

(3) Người nộp thuế bị nợ tiền thuế và có hành vi phát tán tài sản hoặc bỏ trốn.

(4) Người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế, trừ trường hợp đang được tạm hoãn hoặc đình chỉ quyết định xử phạt.

(5) Người nộp thuế chưa thực hiện biện pháp cưỡng chế về thuế khi được cơ quan quản lý về thuế khoanh tiền nợ thuế trong thời hạn khoanh nợ, không tính tiền chậm nộp thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế năm 2019.

(6) Người nộp thuế có nợ phí hải quan, lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh không thực hiện các biện pháp cưỡng chế.

(7) Đại diện cá nhân hợp pháp của người nộp thuế phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế trước khi xuất cảnh và có thể bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh.

2. Các biện pháp áp dụng cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế

Theo Khoản 1, Điều 25, Luật Quản lý thuế năm 2019, các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế gồm:

(1) Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế về thuế để nộp vào Kho bạc nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và phong tỏa tài khoản.

Người nộp thuế có thể bị trích tiền từ tài khoản nộp vào kho bạc, ngân hàng,…

(2) Khấu trừ một phần từ thu nhập hoặc tiền lương

LƯU Ý: Biện pháp này chỉ áp dụng đối với người nộp thuế làm việc trong diện thuộc biên chế hoặc đang ký hợp đồng từ 06 tháng trở lên hoặc đang hưởng trợ cấp hưu trí, mất sức.

(3) Dừng làm các thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

(4) Ngừng sử dụng hóa đơn.

(5) Kê biên tài sản và bán đấu giá tài sản kê biên

LƯU Ý: Biện pháp này không áp dụng đối với cá nhân đang chữa bệnh tại cơ sở khám, chữa bệnh.

(6) Thu tiền, tài sản khác của đối tượng đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.

(7) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc đăng ký đầu tư, đăng ký thành lập, hoạt động, giấy phép hành nghề.

3. Nguyên tắc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế

Theo Điều 5, Thông tư 215/2-13/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 87/2018/TT-BTC, nguyên tắc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định về thuế gồm:

  • Các quyết định, biện pháp cưỡng chế về thuế tiếp theo được áp dụng khi không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế trước đó hoặc có áp dụng nhưng chưa thu đủ tiền nợ thuế, tiền phạt, nộp chậm,…
  • Hướng dẫn tính ngày thực hiện các thủ tục cưỡng chế về thuế:
  • Thời hạn thực hiện quyết định tính bằng ngày: Tính theo ngày dương lịch, bao gồm cả ngày nghỉ cuối tuần, lễ, Tết,…
  • Thời hạn được tính bằng “ngày làm việc”: Nghĩa là sẽ tính theo ngày làm việc của cơ quan hành chính nhà nước theo quy định của pháp luật, là ngày dương lịch và không bao gồm ngày nghỉ cuối tuần (thứ bảy, chủ nhật) và ngày nghỉ lễ, Tết,…
  • Thời hạn được tính bằng một ngày cụ thể: Ngày bắt đầu tính thời hạn là ngày tiếp theo của ngày cụ thể đó.
  • Nếu ngày cuối cùng của thời hạn thực hiện các biện pháp cưỡng chế là ngày nghỉ: Ngày cuối cùng của thời hạn được xác định là ngày làm việc kế tiếp sau ngày nghỉ đó.

Cách tính ngày thực hiện các thủ tục cưỡng chế về thuế.

  • Một số đối tượng người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế, chậm nộp tiền phạt,… sẽ được tạm dừng hoặc chưa thực hiện biện pháp cưỡng chế nếu được cơ quan thuế ban hành một trong các văn bản:
  • Quyết định gia hạn nộp thuế.
  • Quyết định nộp dần tiền nợ thuế.
  • Thông báo miễn không tính tiền chậm nộp.
  • Nguồn tiền khấu trừ và tài sản kê biên đối với tổ chức bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế sẽ căn cứ theo quy định tại Điều 4, Nghị định 166/2013/NĐ-CP.

4. Thời hiệu thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 9, Thông tư 215/2013/TT-BTC:
Thời hiệu thi hành quyết định cưỡng chế

  1. Quyết định cưỡng chế có hiệu lực thi hành trong thời hạn 01 (một) năm, kể từ ngày ghi trong quyết định cưỡng chế. Thời hiệu áp dụng cưỡng chế được ghi trong quyết định cưỡng chế.

Riêng quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế có hiệu lực thi hành trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày ghi trong quyết định cưỡng chế. Thời hiệu áp dụng cưỡng chế là 30 (ba mươi) ngày được ghi trong quyết định cưỡng chế.”

Như vậy, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế có hiệu lực trong thời hạn 01 năm kể từ ngày ghi trên quyết định. Trong thời hạn này, đối tượng áp dụng quyết định nếu cố tình trì hoãn, chống đối, không thực hiện trách nhiệm thì thời hiệu thi hành sẽ được tính lại từ đầu kể từ thời điểm chấm dứt các hành vi này.

Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về nghiệp vụ kế toán cần tháo gỡ MỜI BẠN THAM GIA ĐẶT CÂU HỎI để giải đáp NGAY LẬP TỨC bởi đội ngũ kế toán trưởng tại Group CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN: https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan

cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế 2
Hỏi đáp về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế

Trên đây là một số trường hợp Kế Toán Việt Hưng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế và các biện pháp áp dụng đối với người nộp thuế không chấp hành các quyết định về quản lý thuế. Người nộp thuế vi phạm các quy định về thuế ngoài nguy cơ bị áp dụng các chế tài xử phạt còn có thể gặp nhiều rắc rối khác nên cần lưu ý để thực hiện đúng nghĩa vụ về thuế.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...