Sau khi tập hợp toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ để tính giá thành sản phẩm, kế toán cần tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ kế toán hoặc cuối mỗi chu kỳ sản xuất sản phẩm.
1. Khái niệm sản phẩm dở dang cuối kỳ:
– Sản phẩm dở dang cuối kỳ là những sản phẩm mà tại thời điểm tính giá thành chưa hoàn thành về mặt kỹ thuật sản phẩm, thủ tục quản lý ở các giai đoạn của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
– Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ vừa phụ thuộc vào quy trình sản xuất vừa phụ thuộc vào việc chọn lựa kỳ tính giá thành trước khi đi vào tính giá thành sản phẩm. Cụ thể:
+ Nếu chọn kỳ tính giá thành không trùng với chu kỳ sản xuất sẽ làm tăng số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ.
+ Nếu chọn kỳ tính giá thành trùng với chu kỳ sản xuất sản phẩm thì sẽ tránh được hoặc giảm số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Xem thêm:
Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn
Đánh giá SPDD theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
2. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
– Nội dung phương pháp:
Theo phương pháp đánh giá dở dang cuối kỳ này thì sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn các loại chi phí khác như: chi phí gia công chế biến sẽ tính hết vào cho toàn bộ sản phẩm hoàn thành.
– Điều kiện áp dụng:
Phương pháp này phù hợp với những DN sản xuất có quy trình sản xuất sản phẩm giản đơn, có khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi phí sản xuất phát sinh (so với chi phí nhân công trực tiếp và các khoản chi phí sản xuất chung).
– Công thức tính:
DCK = (DĐK + CNVLTT) / (QTP+QD)* QD
Trong đó:
DĐK: Chi phí dở dang đầu kỳ
DCK: Chi phí dở dang cuối kỳ
CNVLTT: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ
QTP: Tổng khối lượng sản phẩm hoàn thành
QD: Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
– Ví dụ:
Doanh ngh;iệp A trong tháng 5/N sản xuất sản phẩm X có các số liệu như sau:
+ Chi phí sản xuất dở dang đầu tháng (dư nợ trên TK 154) là: 8.000.000 đồng
+ Tổng chi phí sản xuất tập hợp được trong tháng là: 60.000.0000 đồng, trong đó:
Chi phí NVLTT: 40.000.000 đồng
Chi phí nhân công trực tiếp: 10.000.000 đồng
Chi phí sản xuất chung: 10.000.000 đồng
+ Trong tháng sản xuất hoàn thành 100 sản phẩm nhập kho, còn lại 20 sản phẩm dở dang chưa hoàn thành vào cuối tháng.
Yêu cầu: Đánh giá sản phẩm dở dang cuối tháng theo phương pháp nguyên vật liệu trực tiếp.
Hướng dẫn:
Áp dụng công thức tính ở trên, ta có:
Chi phí sản xuất sản phẩm X dở dang cuối tháng 5/N theo chi phí NVLTT là:
(8.000.000+40.000.000) / (100+ 20)*20 = 8.000.000
Ngoài phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí NVLTT nêu trên thì DN sản xuất có thể lựa chọn 1 trong các phương pháp đánh giá khác như: đánh giá sản phẩm sản xuất dở dang theo khối lượng hoàn thành tương đương, theo chi phí sản xuất định mức,…
Cho e hỏi là khi đề bài yêu cầu tính chi phí dở dang cuối kỳ theo nguyên vật liệu chính ,và sản phẩn hìan thành A là 600,B là 300 sản phẩm dở dang lần lượt là 40 và 20 ,mức độ hoàn thành là 80% ,tỷ lẹ hẹ số là 1.5 và 1.2 thì khi tính cp dở dang cuối kỳ có nhân vs 80% ko ạ
Cpdd cuối kỳ =(dđky+cpnvl chính )/(spht+spdd×80%)×spdd×80% như này đúng ko ak
không nhé, trước tiên là tính spht và spdd theo hệ số quy đổi trước nhé rồi sau đó mới tính ddck
Dạ cho em hỏi nếu như chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ tăng, trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi sẽ làm cho giá thành sản xuất ra sao ?? ( tăng, giảm, k thay đổi, k có đáp án )
Dạ cho em hỏi là: Nếu tính theo phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì theo chi phí NVLTT thì chi phí sản xuất 1 sản phẩm dở dang bằng với chi phí sản xuất 1 thành phẩm luôn hay sao ạ??
k bằng, do chi phí sx 1 thành phẩm còn có chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung