Đánh giá SPDD theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương

Ngoài phương pháp đánh giá SPDD theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, theo chi phí định mức, còn có một phương pháp cũng khá phổ biến là đánh giá SPDD  theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.

đánh giá SPDD theo khối lượng sản phẩm

1. Điều kiện áp dụng phương pháp đánh giá SPDD theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương:

Phương pháp này phù hợp với những doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm:

– Có chi phí chế biến phát sinh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.

– Khối lượng sản phẩm dở dang chưa hoàn thành biến động lớn giữa các kỳ kế toán hoặc giữa các chu kỳ sản xuất sản phẩm.

2. Nội dung phương pháp đánh giá SPDD theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương:

– Nội dung: theo phương pháp này thì sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu toàn bộ chi phí sản xuất theo mức độ hoàn thành. Vì vậy, DN phải tiến hành đánh giá mức độ hoàn thành của sản phẩm sản xuất, sau đó thực hiện quy đổi sản phẩm dở dang đó theo sản lượng sản thành tương đương.

– Công thức:

+ Các loại chi phí bỏ 1 lần từ đầu vào quy trình sản xuất, ví dụ: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, thì chi phí dở dang cuối kỳ được tính theo công thức:

DCK = (DĐK + CP) / (QHT + QD) * QD

Trong đó:

DĐK: Chi phí dở dang đầu kỳ

DCK: Chi phí dở dang cuối kỳ

CP: Chi phí phát sinh trong kỳ

QHT: Tổng sản lượng hoàn thành trong kỳ

QD: Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ

+ Đối với các loại chi phí bỏ dần vào quá trình sản xuất sản phẩm, ví dụ: chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, thì chi phí dở dang cuối kỳ được tính theo công thức:

DCK = (DĐK + CP) / (QHT + Q) * Q

Trong đó:

Q: Khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương

Q = QD * %HT

Trong đó:

%HT: Mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang

– Ưu, nhược điểm của phương pháp:

+ Ưu điểm: Tối đa được tính chính xác trong việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.

+ Nhược điểm: Công việc tính toán nhiều, việc đánh giá mức độ hoàn thành sản phẩm (%HT) trên dây chuyền khá phức tạp.

3. Ví dụ về đánh giá SPDD theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương:

Doanh nghiệp  X trong tháng 5/N sản xuất sản phẩm A có số liệu như sau:

– Tổng chi phí dở dang đầu tháng là 50 triệu đồng, trong đó:

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 35 triệu đồng

+ Chi phí nhân công trực tiếp: 5 triệu đồng

+ Chi phí sản xuất chung:10 triệu đồng

– Tổng chi phí sản xuất phát sinh tập hợp được trong tháng là 280 triệu đồng, trong đó:

+ Chi phí NVLTT: 150 triệu đồng

+ Chi phí NCTT: 60 triệu đồng

+ Chi phí SXC: 70 triệu đồng

Trong tháng sản xuất hoàn thành 1.500 sản phẩm, còn lại 400 sản phẩm với mức độ hoàn thành đánh giá được là 50%. Biết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bỏ vào 1 lần trong tháng để sản xuất sản phẩm A.

Yêu cầu: Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.

Hướng dẫn:

– Khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương:

Q = 400 * 50% = 200 sản phẩm

– Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ:

+ Chi phí NVLTT:

 (35.000.000 + 150.000.000) / (1.500 + 400) * 400 = 38.947.368

+ Chi phí NCTT:

(5.000.000 + 60.000.000) / (1.500 + 200) * 200 = 7.647.059

+ Chi phí SXC:

 (10.000.000 + 70.000.000) / (1.500 + 200) * 200 = 9.411.765

Tổng chi phí dở dang cuối kỳ:

38.947.368 + 7.647.059 + 9.411.765 = 56.006.192

Vậy, tổng chi phí sản xuất dở dang cuối tháng là: 56.006.192

 

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

2 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Lê Kiều Anh
Lê Kiều Anh

Nếu NVL chia ra chính phụ thì như thế nào ạ?

Lê Linh
Lê Linh
Trả lời  Lê Kiều Anh

Phụ dùng cho PX phụ điện nước đồ á bạn

close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...