Các khoản chi phí cho người lao động không được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thuế TNDN
Theo Khoản 2 (2.6, 2.7, 2.9, 2.10, 2.11, 2.12) Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 quy định
Xem thêm:
Hướng dẫn cách lập bảng lương và hạch toán tiền lương năm 2017
Các khoản thu nhập chịu thuế TNDN năm 2017
Doanh thu tính thuế TNDN năm 2017
Chi phí lương của giám đốc không được tính vào chi phí hợp lý
1. Tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động
Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp. Đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật.
2. Tiền lương, tiền thưởng, chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động
Các khoản tiền lương, tiền thưởng, chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động. Không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, quy chế tài chính của công ty
3. Chi cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm
Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động. Nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi. (Trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề)
4. Điều kiện trích lập quỹ dự phòng của doanh nghiệp
+ Mức lương dự phòng hàng năm không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện
+ Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định. ( Không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế)
+ Việc trích lập quỹ dự phòng tiền lương phải đảm bảo doanh nghiệp không bị lỗ.
Nếu bị lỗ thì không được trích đủ 17%
+ Trường hợp năm trước doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng tiền lương mà sau 6 tháng. Kể từ ngày kết thúc năm tài chính doanh nghiệp chưa sử dụng hoặc sử dụng không hết quỹ dự phòng tiền lương. Thì doanh nghiệp phải tính giảm chi phí của năm sau.
Ví dụ:
– Khi nộp hồ sơ quyết toán thuế năm 2015, Công ty TNHH Thành Ngân có trích lập quỹ dự phòng tiền lương là 10 tỷ đồng
– Đến ngày 30/06/2016 (Công ty áp dụng kỳ tính thuế theo năm dương lịch). Công ty mới chi số tiền từ quỹ dự phòng tiền lương năm 2015 là 7 tỷ đồng
– Như vậy: Công ty TNHH Thành Ngân phải tính giảm chi phí tiền lương năm 2015 là: 10 tỷ – 7 tỷ = 3 tỷ đồng. Và khi lập hồ sơ quyết toán thuế năm 2015, nếu Công ty có nhu cầu trích lập thì tiếp tục trích lập quỹ dự phòng tiền lương theo quy định.
5. Chi cho những người trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh
Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty TNHH một thành viên, thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh
6. Chi trang phục
Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không có hóa đơn, chứng từ. Phần chi trang phục bằng tiền cho người lao động vượt quá 5 triệu đồng/người/năm
7. Phụ cấp tàu xe
Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép không đúng theo quy định của Bộ luật lao động:
– Không có đầy đủ hóa đơn, chứng từ
– Không được quy định cụ thể tại quy chế tài chính của công ty.
8. Các khoản chi thêm
Các khoản chi thêm cho lao động nữ không đúng đối tượng, không đúng mục đích hoặc mức chi vượt quá quy định
9. Chi bảo hiểm
Phần chi vượt mức 1 triệu đồng/tháng/người để trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động.
10. Trợ cấp mất việc
Khoản chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động không theo đúng quy định hiện hành