Hướng dẫn cách lập bảng lương và hạch toán tiền lương
Kế toán Việt Hưng sẽ hướng dẫn cách lập bảng lương và hạch toán tiền lương năm 2017 cho những bạn muốn học làm kế toán. Hãy đi hết bài viết để có thể hiểu rõ hơn về mảng kế toán này nhé. Khi đã hiểu rõ bản chất, chúng tôi tin bạn sẽ hoàn thành tốt công việc.
Xem thêm:
Kế toán tiền lương trong công ty vận tải
Mức lương hưu, trợ cấp hàng tháng tăng thêm 8% Từ 1/9
Hạch toán lương trong Công ty xây dựng theo Quyết định 48/QĐ – BTC
1. Hướng dẫn lập bảng lương năm 2017
Hướng dẫn cách lập bảng lương năm 2017 theo các nguyên tắc lập bảng lương tại Nghị định số 49/2013/NĐ-CP của Chính Phủ.
Theo Điều 93 của Bộ luật Lao động – Luật số 10/ 2012/QH13 ngày 18/6/2012: Doanh nghiệp tự xây dựng thang bảng lương để nộp cho Phòng lao động thương binh xã hội Quận, huyện theo nguyên tắc quy định tại điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ – CP của Chính Phủ.
1.1. Mức lương thấp nhất ( Bậc 1)
- Nếu là lao động phổ thông (chưa qua đào tạo, học nghề) thì tối thiểu phải bằng mức lương tối thiểu vùng.
- Nếu là lao động đã được đào tạo và học nghề thì tối thiểu phải cao hơn ít nhất là 7% so với mức lương tối thiểu của vùng.
- Nếu làm công việc có tính chất nặng nhọc, độc hại, gây nguy hiểm hoặc đặc biệt rất nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì sẽ được cộng thêm 5%.
- Năm 2017 mức lương tối thiểu vùng đã tăng lên và cũng yêu cầu doanh nghiệp phải điều chỉnh mức lương trong thang bảng lương và trong hợp đồng lao động.
1.2. Khoảng cách giữa các bậc:
- Khoảng cách sự chênh lệch giữa hai bảng lương liền kề nhau thì phải bảo đảm khuyến khích cho người lao động có thể nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật, phát triển năng lực và tích lũy kinh nghiệm tuy nhiên ít nhất là 5%.
- Những doanh nghiệp mới được thành lập thì phải nộp hồ sơ về thang bảng lương về phòng lao động quận, huyện.
2. Hướng dẫn hạch toán tiền lương năm 2017
2.1. Nguyên tắc hạch toán tiền lương
Lương của của người lao động làm việc ở bộ phận nào thì được tính vào chi phí của bộ phận ấy.
2.2. Chứng chỉ kế toán tiền lương
- Hợp đồng lao động
- Hồ sơ tham khảo bảo hiểm
- Bảng chấm công hoặc phiếu xác nhận sản phẩm
- Bảng chấm công
- Bảng tạm ứng tiền lương (Nếu có)
- Bảng tính thuế TNCN (Nếu có)
- Bảng thanh toán tiền lương ( Nếu có)
- Bảng thanh toán tiền lương và bảo hiểm
2.3. Tài khoản sử dụng
- Tài khoản hoạch toán tiền lương.
- Tài khoản hoạch toán các khoản trích theo lương.
2.4. Cách hạch toán tiền lương
Quyết định 48 | 1. Tính lương phải trả. 2. Các khoản phải trích theo lương tính vào chi phí của doanh nghiệp. 3. Các khoản phải trích theo lương trừ vào lương nhân viên. 4. Người lao động có thu nhập phải nộp thuể TNCN. 5. Người lao động đã ứng trước tiền lương. 6. Trả lương bằng sản phẩm. |
Thông tư 200 |
Đây có thể coi là một bài hướng dẫn khá tổng quát, chưa thực sự chuyên sâu, cụ thể, vì vậy nếu bạn muốn hiểu và làm tốt được mảng kế toán qua việc xem hướng dẫn cách lập bảng lương và hạch toán tiền lương năm 2017 thì hãy truy cập vào web http://lamketoan.vn/ để cùng kế toán Việt Hưng giúp bạn thực hành tối hơn về mảng lập bảng lương và hạch toán tiền lương này ngay nhé. Mọi thắc mắc của bạn sẽ được giải quyết khi đồng hành cùng kế toán Việt Hưng. Chúc các bạn thành công!