Kế toán tiền lương trong công ty vận tải

Kế toán tiền lương trong công ty vận tải

Lương là một trong những nội dung chính mà công ty nào cũng có liên quan tới vấn đề lập hồ sơ lương, phương pháp hạch toán lương. Đối với công ty vận tải thì cách lập bảng lương cần chi tiết hơn cụ thể như thế nào

Kế toán tiền lương trong công ty vận tải

Tại đây Kế toán Việt Hưng xin chia sẻ tới các bạn về kế toán tiền lương trong công ty vận tải.

1. Nội dung trình bày bảng lương trong công ty vận tải. 

  • Căn cứ lập bảng lương:

+ Căn cứ vào hồ sơ Công nhân viên

+ Phân loại hồ sơ nhân viên ra: Hồ sơ nhân viên thuộc bộ phận nào. Ví dụ như: Bộ phận văn phòng hay bộ phận lái xe

+ Thiết lập tỷ lệ trích bảo hiểm trong đó: BHXH trừ vào lương của nhân viên, BHXH trừ vào chi phí quản lý doanh nghiệp.

Tải Mẫu: mau-bang luong-van tai

Xem thêm: Hướng dẫn cách lập bảng lương và hạch toán tiền lương

2. Nội dung hạch toán chi phí lương của công ty vận tải:

2.1. Theo thông tư 200:

  • Trích lương phải trả công nhân viên tháng …./ Năm….

Nợ TK 642: Chi BP quản lý

Nợ TK 622: Chi phí lương cho bộ phận điều xe

   Có TK 334: Lương phải trả- Lấy cột tổng cộng tiền lương ( Bao gồm cả tiền ăn ca, xăng xe, điện thoại)

  • Trích BH trừ vào chi phí của nhân viên thuộc bộ phận quản lý

Nợ TK 642

  Có TK 3383

  Có TK 3384

  Có TK 3389

  • Trích BH trừ vào Cp của nhân viên bộ phận lái xe: Vì bộ phận lái xe là người trực tiếp tạo ra giá thành của chuyến hàng vận chuyển do đó chi phí BH này được tính vào GT của các chuyến hàng

Nợ TK 622

 Có TK 3383

 Có TK 3384

 Có TK 3389

  • Trích Bh trừ vào lương của nhân viên

Nợ TK 334

  Có TK 3383

  Có TK 3384

  Có TK 3389

  • Nộp tiền Bảo hiểm

Nợ TK 3383

Nợ TK 3384

Nợ TK 3389

  Có TK 111.112: Căn cứ trên chứng từ chi BHXH

  • Chi tiền lương: Chi lương nên lưu ý là chi trước 31/3/N+ 1 trước khi QT thuế TNCN của năm cũ. Vì nếu chi sau thời gian đó thì chi phí lương không được tính vào chi phí QT TNCN năm N .

Nợ TK 334/ có TK 111 hoặc có TK 112.

2.2. Hạch toán theo thông tư 133:

Bản chất của thông tư 133 là gì: Là thay vì thông tư 200 sử dụng các TK đầu 6 ( 621,6222,627 cho việc tính giá thành, Thì thông tư 133 lại sử dụng TK 154 cho việc tính giá thành) Do đó chỉ cần thay TK 622 = Tk 154: Chọn chi tiết khoản mục chi phí – NCTT hoặc tách tk chi tiết theo từng phần mềm mà bạn sử dụng để tách riêng 154- Chi tiết.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *