Cách hạch toán Phải thu khác Tài khoản 138 theo TT 133
Thông tư 133 được Bộ tài chính công bố năm 2016 và chính thức có hiệu lực vào 1/1/2017. Đã mang lại rất nhiều thay đổi về cách thức kế toán. Đặc biệt là cách hạch toán phải thu khác tài khoản 138 cho các doanh nghiệp.
Tham khảo:
Cách hạch toán vay và nợ thuê tài chính tài khoản 341 theo TT 133
Cách hạch toán phải thu nội bộ tài khoản 136 theo thông tư 133
1. Nguyên tắc kế toán tài khoản 138 – Phải thu khác
Tài khoản 138 dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu ngoài các khoản đã phản ánh ở Tài khoản 131 – Phải thu của khách hàng. Tài khoản 136 – Phải thu nội bộ và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu này. Tài khoản 138 có một số nội dung chính sau:
– Giá trị tài sản thiếu đã được phát hiện nhưng chưa xác định được nguyên nhân, phải chờ xử lý;
– Các khoản bồi thường vật chất thu về do cá nhân, tập thể. (trong và ngoài doanh nghiệp) Gây ra như mất mát, hư hỏng vật tư hàng hóa, vốn…
– Các khoản cho bên khác mượn bằng tài sản phi tiền tệ. (Nếu cho mượn bằng tiền thì phải kế toán là cho vay trên TK 1288)
– Các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi phí sản xuất, kinh doanh. Nhưng không được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải thu hồi
– Các khoản chi hộ phải thu hồi, ví dụ như các chi phí giám định hải quan, vận chuyển, bốc vác
– Các khoản lợi nhuận thu từ các hoạt động tài chính, lãi suất cho vay
– Số tiền hay tài sản mà doanh nghiệp mang đi thế chấp, ký quỹ tại các tổ chức khác
– Một số khoản phải thu khác
2. Nguyên tắc kế toán đối với các khoản cầm cố, thế chấp, ký quỹ
2.1. Các khoản tiền, tài sản đem cầm cố, thế chấp ký quỹ của doanh nghiệp
Phải được theo dõi chặt chẽ và thu hồi ngay khi hết thời hạn cầm cố, thế chấp. Trường hợp các khoản quá hạn thu hồi. Thì doanh nghiệp được trích lập dự phòng giống như đối với các khoản nợ phải thu khó đòi.
2.2. Theo dõi chi tiết các khoản cầm cố, thế chấp theo thời hạn
Doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết các khoản cầm cố, thế chấp theo thời hạn. Đặc biệt là khi lập báo cáo tài chính. Những khoản có kỳ hạn dưới 12 tháng sẽ được liệt vào mục tài sản ngắn hạn, trong khi trên 12 tháng là tài sản dài hạn.
2.3. Tài sản đưa đi cầm cố, thế chấp phải được phản ánh theo giá đã ghi trong sổ kế toán
Tài sản đưa đi cầm cố, thế chấp phải được phản ánh theo giá đã ghi trong sổ kế toán của doanh nghiệp. Khi xuất tài sản phi tiền tệ mang đi cầm cố ghi theo giá nào thì khi thu về ghi theo giá đó. Các tài sản thế chấp bằng giấy chứng nhận quyền sở hữu (như bất động sản). Thì không ghi giảm tài sản mà bắt buộc phải theo dõi chi tiết trên sổ kế toán (chi tiết tài sản đang thế chấp). Và trình bày trên bản Báo cáo tài chính.
2.4. Đánh giá ngoại tệ
Trường hợp có các khoản ký cược, thế chấp bằng tiền hoặc tương đương tiền được quyền nhận lại bằng ngoại tệ. Thì phải đánh giá lại theo tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ của ngân hàng thương mại mà ngân hàng hay sử dụng để giao dịch nhất.
Trong mọi trường hợp phát hiện thiếu tài sản. Doanh nghiệp phải truy tìm ngay nguyên nhân cũng như các cá nhân hoặc tập thể có lỗi để kịp thời giải quyết. Chỉ được hạch toán vào Tài khoản 1381 với trường hợp chưa xác định được nguyên nhân về thiếu, mất mát, tài sản của doanh nghiệp và trong quá trình chờ xử lý. Còn nếu đã tìm được nguyên nhân, cần ghi vào các tài khoản liên quan. Không hạch toán qua Tài khoản 1381.
2.5. Hàng tồn kho bị hao hụt, mất mát
Giá trị hàng tồn kho bị hao hụt, mất mát (trừ hao hụt trong định mức trong quá trình thu mua được hạch toán vào giá trị hàng tồn kho) sau khi trừ số thu bồi thường được hạch toán vào giá vốn hàng bán.
Trên đây là một số nội dung cơ bản mà doanh nghiệp cần nắm bắt đối với những thay đổi trong cách hạch toán phải thu khác tài khoản 138 theo thông tư 133 của Bộ tài chính. Nếu đang gặp vấn đề về kế toán và có bất kỳ khó khăn gì, doanh nghiệp hoàn toàn có thể liên hệ với công ty kế toán Việt Hưng, hoặc truy cập vào website https://lamketoan.vn/ để có thể nhận được những dịch vụ cũng như tư vấn trong lĩnh vực kế toán một cách uy tín và đảm bảo nhất.