Hệ thống mẫu Chứng từ kế toán theo Thông tư 133
Chứng từ kế toán đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc lập sổ kế toán của doanh nghiệp. Khi chúng là những giấy tờ hoặc hiện vật phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và hoàn thành trong một khoảng thời gian hoạt động nhất định của doanh nghiệp. Thông tư 133 mới nhất đã có một vài thay đổi trong hệ thống mẫu chứng từ kế toán theo tho mà các doanh nghiệp cần đặc biệt lưu tâm.
Tham khảo:
Hệ thống tài khoản kế toán theo thông tư 133/TT – BTC
Mẫu sổ sách kế toán trên Excel theo theo Thông tư 200, Thông tư 133
Các khóa học thực hành kế toán chuyên sâu tại Kế toán Việt Hưng
1. Mẫu chứng từ kế toán theo thông tư 133
Mẫu chứng từ kế toán gồm hai loại chính, chứng từ kế toán bắt buộc và không bắt buộc
Mẫu chứng từ kế toán bắt buộc bao gồm các mẫu chứng từ có giá trị tương đương với tiền, ví dụ như phiếu thu chi, séc, biên lai… Mẫu chứng từ kế toán bắt buộc do các cơ qua Nhà nước có thẩm quyền quy định. Đơn vị kế toán của các doanh nghiệp có trách nhiệm tuân thủ và thực hiện đúng biểu mẫu, nội dung cũng như các phương pháp ghi các loại chứng từ trên
Mẫu chứng từ kế toán hướng dẫn, hay còn gọi là mẫu không bắt buộc vẫn do các cơ quan thẩm quyền của Nhà nước quy định, nhưng bộ phận kế toán của doanh nghiệp có thể bổ sung hoặc thay đổi hình thức mẫu chứng từ để phù hợp với cách quản lý của doanh nghiệp
Hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo thông tư 133 bao gồm 5 nhóm chính. Và cả 5 nhóm chính kể trên đều thuộc mẫu chứng từ kế toán hướng dẫn (không bắt buôc)
_Chứng từ kế toán tiền lương
_Chứng từ kế toán hàng tồn kho
_Chứng từ kế toán bán hàng
_Chứng từ kế toán tiền tệ
_Chứng từ kế toán tài sản cố định
2. Một số quy định về chứng từ kế toán
2.1. Nội dung chứng từ kế toán
Các chứng từ kế toán cần có đầy đủ những nội dung quan trọng
Các loại chứng từ kế toán phải có đầy đủ các đầu mục nội dung sau:
_Tên và số hiệu
_Ngày tháng năm lập chứng từ
_Tên, địa chỉ của cơ quan lập chứng từ
_Tên, địa chỉ của cơ quan nhận chứng từ
_Nội dung kinh tế, tài chính phát sinh
_Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ tài chính phát được ghi bằng số. Tổng số tiền thu chi phải được thể hiện bằng cả số và chữ
_Chữ ký, họ tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan tới chứng từ kể trên
2.2. Sử dụng chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán được sử dụng với mục đích chính để ghi chép sổ kế toán. Vì tính pháp lý mà các loại chứng từ phải được sắp xếp theo thời gian, bảo quản an toàn tránh tình trạng mất mát gây ảnh hưởng tới quá trình kiểm toán doanh nghiệp. Nên nhớ rằng, chỉ có các cơ quan thẩm quyền của Nhà nước mới có thể tạm giữ hoặc tịch thu và niêm phong các chứng từ kế toán. Tuy nhiên, kể cả trong trường hợp đó, đơn vị kế toán vẫn có quyền giữ lại một bản sao. Cũng như nhận được báo cáo ghi rõ nguyên nhân và số lượng các loại chứng từ kế toán đã bị tịch thu.
2.3. Lưu trữ chứng từ kế toán
Doanh nghiệp phải đặc biệt tuân thủ các quy tắc và trình tự lưu trữ chứng từ kế toán. Các tài liệu kế toán phải được lưu lại trong thời hạn 12 tháng, tính tức lúc kết thúc kỳ kế toán của năm.
Đối với các loại tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành của đơn vị phải lưu trữ ít nhất trong 5 năm.
Đối với các loại tài liệu kế toán sử dụng để ghi chép và thực hiện sổ kế toán, lập báo cáo tài chính phải lưu giữ ít nhất 10 năm
Các tài liệu có ý nghĩa quan trọng tới kinh tế, an ninh quốc gia phải lưu trữ vĩnh viễn
Vẫn còn vô số những điều về hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán theo thông tư 133. Mà bài viết sau chưa thể truyền tải tới hết. Nếu có những thắc mắc hoặc cần các dịch vụ liên quan tới lĩnh vực kế toán. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể yên tâm tìm tới công ty kế toán Việt Hưng theo website https://lamketoan.vn/ Tại đây, mọi thắc mắc cũng như nhu cầu của doanh nghiệp sẽ được đáp ứng một cách uy tín và tin cậy nhất.