Chi tiết cách hạch toán kế toán công ty xăng dầu

Ngành kinh doanh xăng dầu luôn sôi động và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh này cũng đi kèm với những đặc thù riêng, đòi hỏi việc hạch toán kế toán công ty xăng dầu phải được thực hiện chính xác và bài bản.

Hiểu được những khó khăn đó, bài viết này của Kế Toán Việt Hưng sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn chi tiết và đầy đủ nhất về kế toán công ty xăng dầu, từ đó giúp bạn:

  • Nắm vững các nghiệp vụ hạch toán đặc thù trong ngành xăng dầu.
  • Thực hiện công tác kế toán chính xác, minh bạch và tuân thủ đúng quy định.
  • Tối ưu hóa hiệu quả hoạt động kinh doanh và quản lý tài chính.

Hạch toán kế toán công ty xăng dầu là công việc ghi chép, phân tích và báo cáo tình hình tài chính, cung cấp dữ liệu cần thiết cho quá trình ra quyết định của doanh nghiệp. Với đặc thù là lượng hàng hóa lớn, giá cả biến động, và yêu cầu quản lý chặt chẽ, kế toán công ty xăng dầu phải tuân thủ các nguyên tắc kế toán chuẩn mực.

Các nghiệp vụ hạch toán kế toán công ty xăng dầu trọng yếu

1. Hạch toán nhập kho xăng dầu:

Lập phiếu nhập kho dựa trên hóa đơn, chứng từ mua hàng.

Theo dõi số lượng, chất lượng xăng dầu nhập kho.

Tính toán giá vốn hàng nhập kho.

2. Hạch toán xuất kho xăng dầu:

Lập phiếu xuất kho theo đúng mục đích sử dụng (bán hàng, xuất dùng nội bộ,…).

Theo dõi số lượng, chủng loại xăng dầu xuất kho.

Tính giá vốn hàng xuất kho theo phương pháp phù hợp.

3. Hạch toán doanh thu, chi phí bán hàng:

Ghi nhận doanh thu bán hàng dựa trên hóa đơn bán lẻ, hợp đồng bán buôn.

Theo dõi, phân loại, hạch toán các khoản chi phí bán hàng (chi phí vận chuyển, bốc xếp, hao hụt,…).

Xác định kết quả kinh doanh theo từng kỳ kinh doanh.

4. Hạch toán thuế, phí, lệ phí:

Khai báo, nộp thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt,…

Nộp các khoản phí, lệ phí theo quy định.

5. Lập báo cáo tài chính:

Lập báo cáo tài chính theo quy định của Bộ Tài chính.

Phân tích báo cáo tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Các chứng từ thủ tục đính kèm:

– Mua vào xăng dầu: Hóa đơn mua hàng, phiếu nhập kho, báo cáo số lượng hàng nhập.

– Bán ra xăng dầu: Hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho, báo cáo doanh thu.

– Chi phí vận chuyển: Hợp đồng vận chuyển, biên bản giao nhận hàng hóa, hóa đơn dịch vụ vận chuyển.

Hạch toán kế toán công ty xăng dầu về mua vào 

1. Khi nhập khẩu xăng dầu về dùng vào mục đích sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi:

Nợ TK 152, 156,…

Có TK 112, 131,…

Có TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế nhập khẩu)

Có TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt

Đồng thời phản ánh số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp, ghi:

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu

Trường hợp nhập khẩu xăng dầu về dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh thuế GTGT hàng nhập khẩu, ghi:

Nợ TK 152, 156,…

Có TK 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu.

2. Khi mua xăng dầu ở trong nước dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh giá vốn của xăng dầu mua vào theo giá mua đã có phí xăng dầu, ghi:

Nợ TK 152, 156, 641, 642 (Bao gồm giá mua có phí xăng dầu)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 112, 331,… (Tổng giá thanh toán)

3. Khi mua xăng dầu ở trong nước dùng vào mục đích sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp, mua xăng dầu dùng cho HCSN, kế toán phản ánh giá vốn của xăng dầu mua vào theo giá đã có phí xăng dầu và thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 152, 156, 641, 642,… (Tổng giá thanh toán)

Có TK 112, 331,… (Tổng giá thanh toán)

Hạch toán kế toán công ty xăng dầu về doanh thu 

1. Đối với đơn vị bán xăng dầu thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và thuộc đối tượng nộp phí xăng dầu vào NSNN, khi bán xăng dầu, kế toán phản ánh doanh thu theo giá bán chưa có thuế GTGT và chưa có phí xăng dầu và phản ánh phí xăng dầu phải nộp vào NSNN, ghi:

Nợ TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)

Có TK 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác (Chi tiết phí xăng dầu)

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng

Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ

2. Đối với đơn vị bán xăng dầu thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và thuộc đối tượng nộp phí xăng dầu, khi bán xăng dầu, kế toán phản ánh doanh thu theo giá bán đã có thuế GTGT và phản ánh phí xăng dầu phải nộp vào NSNN, ghi:

Nợ TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)

Có TK 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác (Chi tiết phí xăng dầu)

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng

Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ

3. Đối với đơn vị bán xăng dầu thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và không thuộc đối tượng nộp phí xăng dầu, khi bán xăng dầu, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo giá bán đã có phí xăng dầu không có thuế GTGT, ghi:

Nợ TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng

Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ

4. Đối với đơn vị nhận ủy thác nhập khẩu xăng dầu, khi xuất xăng dầu trả cho đơn vị ủy thác nhập khẩu, ghi:

Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng (Chi tiết đơn vị ủy thác nhập khẩu)

Có TK 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác (Chi tiết phí xăng dầu)

Có TK 156 – Hàng hóa

5. Trường hợp bán xăng dầu thông qua các Đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng:

* Kế toán ở đơn vị giao hàng Đại lý: Khi xuất xăng dầu giao cho các Đại lý phải lập phiếu xuất kho hàng gửi bán Đại lý; Căn cứ vào phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý, ghi:

Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán

Có TK 155, 156

– Trường hợp đơn vị giao hàng Đại lý thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, và thuộc đối tượng nộp phí xăng dầu, khi nhận Bảng kê hóa đơn bán ra của xăng dầu bán qua Đại lý đã tiêu thụ do các Đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng lập gửi về, kế toán lập Hóa đơn GTGT theo quy định và phản ánh doanh thu bán hàng và phản ánh phí xăng dầu phải nộp vào NSNN, ghi:

Nợ TK 111, 112, 131

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp

Có TK 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác (Chi tiết phí xăng dầu)

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng.

– Trường hợp đơn vị giao hàng Đại lý thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, và không thuộc đối tượng nộp phí xăng dầu, khi nhận Bảng kê hóa đơn bán ra của xăng dầu bán qua Đại lý đã tiêu thụ do các Đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng lập gửi về, kế toán lập hóa đơn GTGT theo quy định và phản ánh doanh thu bán hàng, ghi:

Nợ TK 111, 112, 131

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng

– Số tiền hoa hồng phải trả cho đơn vị nhận bán hàng Đại lý, ghi:

Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 131, 111, 112

* Kế toán ở đơn vị nhận Đại lý, bán đúng giá hưởng hoa hồng:

– Khi nhận hàng Đại lý ghi vào Bên Nợ TK 003 “Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi”. Khi xuất bán hoặc trả lại hàng cho bên giao hàng ghi vào Bên Có TK 003 “Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi”.

– Khi xuất bán xăng dầu nhận Đại lý, phải ghi số tiền phí xăng dầu thành một dòng riêng trên hHóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng theo chế độ quy định. Căn cứ vào Hóa đơn GTGT hoặc Hóa đơn bán hàng, kế toán phản ánh số tiền bán hàng xăng dầu Đại lý phải trả cho bên giao hàng, ghi:

Nợ TK 111, 112, 131

Có TK 331 – Phải trả cho người bán (Tổng giá thanh toán bao gồm cả phí xăng dầu)

– Định kỳ, khi xác định doanh thu hoa hồng bán hàng Đại lý được hưởng, đơn vị nhận bán hàng Đại lý phải lập hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng theo chế độ quy định và phản ánh doanh thu hoa hồng bán hàng đại lý, ghi:

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng

– Khi trả tiền bán hàng Đại lý cho bên giao hàng, ghi:

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán

Có TK 111, 112,…

6. Đối với xăng dầu sử dụng nội bộ ở đơn vị thuộc đối tượng nộp phí xăng dầu: Khi xuất xăng dầu thuộc diện chịu phí xăng dầu sử dụng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi:

Nợ TK 627, 641, 642,… (Giá vốn xăng dầu và phí xăng dầu phải nộp)

Có TK 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác (Chi tiết phí xăng dầu)

Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ (Theo giá vốn)

7. Đối với đơn vị không thuộc đối tượng nộp phí xăng dầu, khi xuất xăng dầu sử dụng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, ghi:

Nợ TK 627, 641, 642,…

Có K 3331 – Thuế GTGT phải nộp

Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ (Theo giá vốn)

8. Khi nộp phí xăng dầu vào NSNN, ghi:

Nợ TK 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác (Chi tiết phí xăng dầu)

Có TK 111 – Tiền mặt

Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng

9. Khi xuất khẩu xăng dầu:

– Phản ánh doanh thu bán hàng, ghi:

Nợ TK 112, 131

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng

– Phản ánh thuế xuất khẩu phải nộp, ghi:

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng

Có TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế xuất khẩu)

* Số phí xăng dầu được Nhà nước hoàn lại:

– Trường hợp số tiền phí xăng dầu được hoàn đối với lượng xăng dầu xuất khẩu trong cùng năm tài chính thì số tiền phí xăng dầu được hoàn được hạch toán giảm chi phí kinh doanh hàng xuất khẩu, ghi:

Nợ TK 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác (Chi tiết phí xăng dầu)

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán

– Trường hợp số phí xăng dầu được hoàn đối với lượng xăng dầu thực tế xuất khẩu năm trước (Số phí xăng dầu năm trước được hoàn vào năm sau), kế toán phản ánh số phí xăng dầu được hoàn vào thu nhập bất thường của các năm được hoàn phí xăng dầu, ghi:

Nợ TK 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác (Chi tiết phí xăng dầu)

Có TK 711 – Các khoản thu nhập bất thường.

– Khi nhận được tiền do NSNN hoàn phí xăng dầu, ghi:

Nợ TK 111, 112

Có TK 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác (Chi tiết phí xăng dầu).

Trên đây là những chia sẻ chi tiết về cách hạch toán kế toán công ty xăng dầu theo quy định mới nhất. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Để cập nhật những kiến thức kế toán – thuế mới nhất và được tư vấn chi tiết về các gói dịch vụ kế toán đa lĩnh vực, hãy truy cập website hoặc theo dõi Fanpage Kế Toán Việt Hưng ngay hôm nay!

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận